Thứ Năm, 23 tháng 12, 2010

Sắp có bảng tuần hoàn hóa học mới

Năm 2011, sẽ có sự thay đổi khối lượng nguyên tử của 10 nguyên tố hóa học trong Bảng phân loại tuần hoàn các nguyên tố hóa học

Lần đầu tiên trong lịch sử, khối lượng nguyên tử của một số nguyên tố trong Bảng phân loại tuần hoàn các nguyên tố hóa học chuẩn trong các sách giáo khoa khắp thế giới sẽ được thay đổi.

Ủy ban đồng vị và khối lượng nguyên tử thuộc Liên minh quốc tế về hóa học thuần túy và ứng dụng (International Union of Pure and Applied Chemistry - IUPAC) sắp đưa ra khối lượng nguyên tử mới, thể hiện khoảng giá trị của 10 nguyên tố, thay vì chỉ có một giá trị chuẩn như trước đây.

Thứ Ba, 7 tháng 12, 2010

The winner takes it all



I don't wanna talk
About the things we've gone through
Though it's hurting me
Now it's history

I've played all my cards
And that's what you've done too
Nothing more to say
No more ace to play

Thứ Ba, 9 tháng 11, 2010

When You Tell Me That You Love Me

Tiếng hát thánh thót, truyền cảm của Diana Ross đã từng được giới thiệu qua bài If we hold on to gether. Nay giới thiệu tiếp 1 bài rất hay nữa "When you tell me that you love me". Bài hát này được Diana Ross trình bày đầu tiên, sau đó thì Diana covered lại với Dolly Parton và gần đây nhất là với Westlife.


Chủ Nhật, 7 tháng 11, 2010

Vệt nắng cuối trời

Sáng tác: Minh Tiến


Xa mãi tận cuối trời
Lấp lánh cùng dòng mưa rơi
Vệt nắng chiều buông muộn màng
Anh nhớ em, người yêu ơi
Anh vẫn chờ em, anh sẽ đợi mãi thôi
Dù vẫn biết khi hoàng hôn tan vào đêm dài
Chỉ còn lại đây mây đen bao xót xa
Người yêu hỡi anh gọi em trong những khát khao ngày mai
Nắng lên rực rỡ cùng ngàn mây
Để bao mênh mông ngất ngây
Nắng lên rực rỡ cùng ngàn mây
Sưởi ấm con tim anh bao ngày
Hỡi em yêu ơi hãy về đây
Về trong vệt nắng cuối trời
Nắng lên rực rỡ một trời mây
Ngất ngây nắng trong tình yêu

Tại sao chị em phải tránh tuổi Kim Lâu khi kết hôn?

Dân gian Việt Nam từ lâu đã có câu : “Lấy vợ xem tuổi đàn bà, làm nhà xem tuổi đàn ông”. Xem tuổi đàn bà ở đây là xem tuổi người phụ nữ đó có phạm Kim Lâu hay không. Xem tuổi đàn ông làm nhà là xem có phạm 1 trong 4 hạn là Tam tai – Kim Lâu – Hoang Ốc và sao Thái Bạch chiếu mạng trong năm đó hay không. Chỉ cần phạm 1 trong 4 hạn là 0 xây nhà được nhé. Nếu vẫn muốn xây thì phải tìm cách hóa giải tỷ như chọn giờ động thổ, nhập trạch, phương hướng an vị………vv và rất là vv.

Thứ Ba, 2 tháng 11, 2010

Love to be loved by you



Bài hát: Love to be loved by you
Tác giả: Marc Terenzi

I can't believe I'm standing here
Been waiting for so many years and
Today I found the queen to reign my heart.
You changed my life so patiently
And turned it into something good and real
I feel just like I felt in all my dreams.
There are questions hard to answer, can't you see...

Chủ Nhật, 31 tháng 10, 2010

Đi cứu trợ lũ lụt Quảng Bình



Đoàn công tác khẩn cấp của BV Nhân Dân 115 (gồm 16người) được thành lập theo lệnh của UBND thành phố, rời TpHCM lúc 12g40 ngày 24/10/2010 để đến Quảng Bình. Kề từ 25/10 - 29/10, đoàn đã khám bệnh và phát thuốc cho 5 xã thuộc huyện Bố Trạch gồm: Bắc Trạch, Hạ Trạch, Liên Trạch, Phúc Trạch và Sơn Trạch; mỗi xã trung bình khám được 1000 người dân. Huyện Bố Trạch là huyện bị thiệt hại nặng nề nhất của tỉnh Quảng Bình. Hai ngày đâu tiên trời khô ráo, thuận lợi cho công tác, nhưng từ chiều thứ 3 (26/10), do ảnh hưởng gió mùa đông bắc và bão số 7, trời mưa liên tục khiến cho công tác di chuyển và khám bệnh hết sức khó khăn. Đặc biệt ở Liên Trạch, chúng tôi đến vào thứ tư (27/10) sau khi di chuyển một đoạn đường khá dài từ thị trấn Hoàn Lão, trời mưa phùn và gió rét, UBND xã cũng như trạm y tế xã bị nước lụt cuốn trôi, giấy tờ công văn vẫn phải đang phơi ngoài sân làm cho chúng tôi cứ ngỡ như lũ vừa đi qua.
Kết thúc chuyến công tác là xã Sơn Trạch, nơi có di sản thiên nhiên thế giới, vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng. Theo như lời bà con địa phương cũng như dấu tích của nước lụt cho thấy nước lũ dâng cao hơn tầng 1, nếu như nhà nào không có tầng 2 thì coi như hoàn toàn chìm trong biển nước.
Thế mới thấy người miền Trung chịu thiệt thòi như thế nào sau cơn lũ. Cơn lũ lớn nhất trong mấy chục năm qua đã để lại bao nhiêu mất mát thiệt hại. Việc làm cứu trợ của đoàn chúng tôi chi góp một phần nhỏ bé nhằm xoa dịu nỗi đau của họ mà thôi.

Thứ Tư, 20 tháng 10, 2010

Bốn đêm say

1.
Một tối nọ tôi về nhà muộn -
Say, say, say thật là say -
Và thấy có ngựa ai đang đứng,
Nơi tôi cột ngựa hàng ngày.

Tôi hỏi vợ tôi, vợ tôi xinh đẹp:
"Bà ơi, bà nói tôi hay:
Ngựa của ai, ngựa ai đứng đấy,
Nơi tôi cột ngựa hàng ngày?"

"Này ông ngốc, ông mù không thấy,
Ông say, say quá mất rồi.
Đó chẳng qua là con bò sữa
Bà già vừa mới cho tôi."

Thế giới này tôi đã đi nghìn dặm,
Có thể còn nhiều hơn thế nữa cơ,
Nhưng bò sữa có yên cương, hàm thiếc,
Quả là tôi chưa thấy bao giờ.

Thứ Hai, 11 tháng 10, 2010

Jeyo Mobile Companion 2.1


Ứng dụng đồng bộ hóa dữ liệu cá nhân mạnh mẽ Jeyo Mobile Companion v2.1 với khả năng đồng bộ hóa tin nhắn SMS, danh bạ, các thông tin cuộc gọi vào Outlook rất hiệu quả, hơn nữa ứng dụng này còn cho phép bạn gửi tin nhắn trực tiếp từ máy tính, sao lưu dữ liệu cần thiết, quản lý SIM, cài đặt ứng dụng trực tiếp, chia sẻ media rất hữu ích.

Thứ Bảy, 9 tháng 10, 2010

iMobileTool SMS Backup v.3.10 - sao lưu tinh nhắn mạnh mẽ

Tính năng chính:
* Hỗ trợ xuất SMS ra dạng txt để lưu trữ sang PC.
* Restore SMS vào PPC từ một file SMS backup
* Hỗ trợ backup thư mục mặc định của SMS (Inbox, Outbox, Drafts, Deleted, Send) cũng như chế độ tùy chọn.
* Ngôn ngữ hỗ trợ : Anh, Ả rập, Pháp, Đức, Trung Quốc.
* Backup SMS thành file CSV
* Hô trợ SMS messages editing.
* Copy và paste SMS sang PC.
* Hỗ trợ VGA và WVGA Screen
* SMS Manager hỗ trợ trên windows vista, windows 7
* Tốc độ back up nhanh
* Dễ sử dụng.

Thứ Năm, 7 tháng 10, 2010

Touch3G WM6.5 ROM V33 (Core 21916) ★ MANILA 2.0 (NEW)

WM6.5 ROM 2.33.CO2.V33 - HTC JADE

=== CE OS 5.2.21916 Build 21916.5.0.95 ===

Phiên bản ROM WM6.5 V33 dành cho HTC Touch 3G (JADE):
- Dựa trên cơ sở OS phiên bản ROM Ship: 2.33.721.1 WWE
- OEM được sử dụng từ ROM của HTC Mega: Ship ROM HTC_Mega_1.37.728.3 Asia WWE
- Manila phiên bản 2_0_20163224_00 mới.
- Tích hợp các ứng dụng cơ bản: Opera, GoogleMaps,...
- Thay đổi Camera_6_29_19183128_01 từ ROM của Mega.
- Tích hợp SmartTouch từ Mega...
- Tích hợp Fonts hệ thống hỗ trợ TV và các ứng dụng hỗ trợ khác.
- Chỉnh sửa để Touch Input KB hiển thị tốt và đủ Menu.
- Thay đổi XIP và SYS từ WM6.5 ROM với (Core 21916) mới của nhóm COM2 (nguồn DFT).

Thứ Tư, 6 tháng 10, 2010

Hướng dẫn sử dụng pin laptop

BatteryCare - Proper laptop battery usage guide

Memory Effect

First of all it's necessary to unfold a myth that persists in many peoples head.

The battery memory effect.

In lithium-based batteries this is in fact a myth, it only applies to older Niquel-based batteries. So fully discharging and charging the battery is completely useless and even harmful as we will see below.

The modern lithium battery can be charged regardless of its current percentage, given that it has absolutely no negative effect in its performance.

Should I remove the battery when A/C is plugged in?

Many laptop users have this question and we will answer it right now:
The answer is: YES and NO, it depends on the situation.

Having a battery fully charged and the laptop plugged in is not harmful, because as soon as the charge level reaches 100% the battery stops receiving charging energy and this energy is bypassed directly to the power supply system of the laptop.

However there's a disadvantage in keeping the battery in its socket when the laptop is plugged in, but only if it's currently suffering from excessive heating caused by the laptop hardware.

So:

- In a normal usage, if the laptop doesn't get too hot (CPU and Hard Disk around 40ºC to 50ºC) the battery should remain in the laptop socket;

- In an intensive usage which leads to a large amount of heat produced (i.e. Games, temperatures above 60ºC) the battery should be removed from the socket in order to prevent unwanted heating.

The heat, among the fact that it has 100% of charge, is the great enemy of the lithium battery and not the plug, as many might think so.

Battery discharges

Full battery discharges (until laptop power shutdown, 0%) should be avoided, because this stresses the battery a lot and can even damage it. It's recommended to perform partial discharges to capacity levels of 20~30% and frequent charges, instead of performing a full discharging followed by a full charging.

Laptop batteries contain a capacity gauge that allows us to know the exact amount of energy stored. However, due to the charging/discharging cycles, this sensor tends to be inaccurate overtime.

Some laptops include in their BIOS, tools to recalibrate this battery gauge, which is nothing more than a full discharge followed by a full charge.
So to calibrate the gauge, it should be performed, in every 30 discharge cycles, a full discharge non-stop , followed by a also, non-stop, full charge.

An inaccurate gauge can lead to the fact that the the battery capacity values are are wrong. The battery may report that it still has 10% of capacity when in fact it has a much lower value, and this causes the computer to shutdown unexpectedly.

gráfico 3Discharge (or charge) cycles consist of using all that battery charge (100%) but not necessarily all at once.
For example, you can use the laptop for some minutes in a day, using half its capacity e then fully charge it. If you did the same thing in the next day, it would be counted a discharge cycle and not two, so it may take several days until a full discharge cycle is completed.

How to perform a calibration (full discharge)?

The most adequate method to do a full discharge (100% to about 3%) consists of the following procedures:

  1. Fully charge the battery to its maximum capacity (100%);
  2. Let the battery "rest" fully charged for 2 hours or more. You may use the computer normally within this period;
  3. Go to your Power Options in the Control Panel and configure the automatic hibernation to hibernate the computer when it reaches 3% of capacity;
  4. Leave the computer discharging, non-stop, until it hibernates itself. You may use the computer normally within this period;
  5. When the computer shuts down completely, let it stay in the hibernation state for 5 hours or even more;
  6. Plug the computer to the A/C power to perform a full charge non-stop until its maximum capacity (100%). You may use the computer normally within this period.

Prolonged storage

To store a battery for long periods of time, its charge capacity should be around 40% and it should be stored in a place as fresh and dry as possible. A fridge can be used (0ºC - 10ºC), but only if the battery stays isolated from any humidity.
One must say again that the battery's worst enemy is the heat, so leaving the laptop in the car in a hot summer day is half way to kill the battery.

Purchasing a replacement battery

If you intend to purchase another battery, it's recommended that you do it only when the current battery is very degraded. If it's not the case, the non usage of a battery leads to its degradation.
If a spare battery is purchased and won't be used for a long time, the above storage method should be used.
Besides that, when purchasing a battery you must pay attention to the manufacturing date.

Advantages in using BatteryCare

BatteryCare allows you to have the control over the discharge cycles number, and when this reaches 30 (or other configured value), it notifies you that it's time to perform a full discharge in order to keep the battery gauge calibrated.
Like this, it's guaranteed to always have the correct capacity values reported by the battery.

Besides, when using the battery, there's the possibility to suspend some Operating System features that help degrading the autonomy (only in Windows Vista or higher):

- Windows Aero, the theme that allows for visual effects like window transparency, requires graphics card acceleration, which obviously will help decreasing the battery lifetime;

- SuperFetch, ReadyBoost and SearchIndexer are three Windows Vista (and higher) services that, even in battery mode, are using the hard disk a lot and increase total power consumption, thus decreasing battery lifetime. Suspending these services has absolutely no negative impact on the performance or security of the system.

These features are resumed once the laptop is plugged in to A/C power.

Khúc tình ca Hậu Lộc



Ai có về Hậu Lộc quê tôi,mời dừng chân ghé thăm đền Bà Triệu-
Một vùng đồi hoa trái xum xuê.
Theo sông Lèn ta về đồng cói.
Về Ngư Lộc tấp nập người xe qua,
Biển xanh bao la thuyền ra khơi xa.
Lung linh nắng mới...
Hanh Cát,Hanh Cù đẹp mãi tình Mẹ Tơm.
Lạch Trường ơi!Sóng trào dâng vang chiến công một thuở
Đây E Vích kia Tam Hòa,những hạt muối quê tôi chát mặn mồ hôi.
Ngược kênh De ta về Phú Lộc
Thăm Gò Trũng văn hóa mấy ngàn năm..
Về Văn Lộc phố huyện khi xưa,vẫn giò lụa nem chua bánh cuốn.
Ẩm thực quê tôi bao đắm say..
Bao đổi thay khi ta về Hậu Lộc,
con đường xưa nay trải nhựa thênh thang.
Quán Cóc xưa nay nhà cao xinh xắn
ngăn dòng sông Trà uống khúc lượn quanh,
ngăn hàng dừa xanh như dáng anh dáng chị..
Đẹp mãi quê mình Hậu Lộc yêu thương....

Ebook Windows 7 toàn tập (windowsz.net)



Nội dung Ebook Gồm 6 phần:

Phần 1: Tìm link tải Windows 7 và xử lý bộ cài
1. Sự khác biệt Windows 32 bit và 64 bit
2. So sánh các phiên bản Windows 7
3. Một số link cho tải Windows 7
4. Rút ngắn thời gian down các phiên bản Windows 7
5. Cách tạo DVD ISO Windows 7 11 in one

Phần 2: Hướng dẫn cài đặt Windows 7
1. Tạo DVD, USB, HDD cài đặt
2. Hướng dẫn cài đặt chung
3. Cài hệ điều hành nối tiếp nhìn thấy nhau
4. Cài hệ điều hành song song độc lập
5. Cài Windows 7 song song với XP, VISTA mà không cần phân vùng ổ đĩa (Cài trên file ổ ảo)

Phần 3: Cách kéo dài thời gian sử dụng Windows 7
1. Cách kéo dài thời gian dùng thử windows 7
2. Sử dụng công cụ crack để active windows 7
3. Nguyên lý crack thủ công
4. Hack file Windows 7 RTM Active OEM All Version Windows 7
5. Thử thành lập công cụ crack cho riêng mình
6. [Crack forever] Phá bỏ WAT trong Windows 7
7. Active Windows 7 Với sử dụng key bản quyền
8. Giải quyết vấn đề Not Genuine sau khi update gói KB971033 trong Windows 7

Phần 4: Cách Remove key, Reset key đã crack để active key bản quyền
Phần 5: Cách kiểm tra trạng thái bản quyền Windows 7
Phần 6: Một số Kinh nghiệm và mẹo sử dụng
1. [Magic ISO]Tạo Multiboot DVD windows 7 RTM 11 in one - Hirens boot cd 10.0 - Xp mini
2. Tạo DVD OEM tự động active
3. Cách tích hợp Windows 7 và Windows XP trong 1 DVD
4. [Easyboot] Tích hợp Windows 7 11 in one - Hirens boot - Xp mini
5. [Grub4dos] Cách tạo DVD multiboot Windows AIO (7+XP3+ubuntu+Hirens 10.5+...)

www.windowsz.net

Chủ Nhật, 3 tháng 10, 2010

Khi người ta không còn yêu nhau nữa


Khi người ta không còn yêu nhau nữa
Câu hỏi thăm cũng trở nên thừa
Sự quan tâm nay trở thành khó chịu
Như sợi dây nào níu giữ cánh diều bay....

Khi người ta không còn yêu nhau nữa
Kỷ niệm qua như gió cuối chân trời
Mười năm hẹn, vàng theo mùa hoa cải
Để con bướm vàng, ai đó rong chơi

Khi người ta không còn yêu nhau nữa
Con đường quen xa ngái đến lạ lùng
Người không tới, hay đi hoài không tới
Giọt mưa chiều rơi xuống giữa mông lung

Khi người ta không còn yêu nhau nữa
Nụ cười xưa, nay gượng gạo mất rồi
Đôi mắt nhìn không còn men sóng sánh
Bên cạnh một người mà cứ dõi xa xôi

Khi người ta không còn yêu nhau nữa
Duyên nợ, số trời, người lấy để biện minh
"Mình không hợp thôi chia tay người nhé
Rồi mai sau gặp người khác hơn mình"

Khi người ta không còn yêu nhau nữa
Cứ tự nhủ mình phải cứng cáp lên
"Người đổi thay đâu phải người có tội
Can cớ gì mà nghĩ nhớ hay quên?"

Khi người ta không còn yêu nhau

Khi người ta không còn yêu nhau
Mọi lời giải thích nào có cần đâu
khi người ta không còn yêu nhau
có lẽ tốt nhất là nên im lặng

Vườn hoa đỏ trút màu thành hoa trắng
nhưng không là hoa trắng thuở ban đầu
khi người ta không còn yêu nhau
đêm nào trăng cũng lặn

Thế giới đông người ư
nhưng thiếu vắng
khi người ta không còn nữa yêu nhau
giá như quên được nỗi đau
có lẽ đó là điều tốt hơn điều tốt nhất...

(Cám ơn Ms.Diện đã gửi tặng bài thơ này)

Người đàn bà thứ hai

Tác giả: Phan Thị Vĩnh Hà

Mẹ đừng buồn khi anh ấy yêu con
Bởi trước con anh ấy là của mẹ
Anh ấy có thể yêu con một thời trai trẻ
Nhưng suốt đời anh yêu mẹ, mẹ ơi !

Mẹ đã sinh ra anh ấy trên đời
Hình bóng mẹ lồng vào tim anh ấy
Dẫu bây giờ con đuợc yêu thế đấy
Con cũng chỉ là người đàn bà thứ hai…

Mẹ đừng buồn những chiều hôm, những ban mai
Anh ấy có thể nhớ con hơn nhớ mẹ
Nhưng con chỉ là cơn gió nhẹ
Mẹ luôn là bến bờ thương nhớ của đời anh.

Con chỉ là cơn gió mong manh
Những người đàn bà khác có thể thay thế con trong tim anh ấy
Nhưng có một tình yêu âm ỉ cháy
Anh ấy chỉ dành cho mẹ, mẹ ơi !

Anh ấy có thể sống với con suốt cuộc đời
Cũng có thể chia tay trong ngày mai, có thể
Nhưng anh ấy suốt đời yêu mẹ
Dù thế nào, con chỉ là người thứ hai…

Tình yêu trên dòng sông quan họ

Nhạc và lời: Phan Lạc Hoa



Tình yêu... có tự nơi đâu
Êm êm một khúc sông Cầu
Sao trời lọt qua mắt lưới
Rơi đầy xuống dòng sông sâu

Tình đã... trao nhau êm đềm
Em là cô Tấm thảo hiền
Mà vẫn mắt nhìn bối rối
Gặp nhau lần nào cũng vội

Chẳng đủ... gần mà giận dỗi
Nhà xa mặt trận càng xa
Tình yêu có từ đôi ta.....

Tình yêu... có từ nơi em
Đi qua năm tháng đợi chờ
Tình yêu cũng từ nơi anh
Lửa rừng bập bùng vách núi
Anh đi giữ miền biên giới
Làng quê em đợi em chờ

Con sông của người quan họ
Suốt đời nước chảy lơ thơ
Tiếng anh ấm như hơi thở
Em nghe để nhớ suốt đời

Đừng quên, đừng giận, đừng nguôi...
Đừng quên, đừng giận, người ơi...

Tiếng anh ấm như hơi thở
Em nghe để nhớ suốt đời.

Thứ Bảy, 2 tháng 10, 2010

Sử dụng phần mềm Windows Mobile SMS Spy v2.1

Đây là 1 phần mềm gián điệp, có chức năng chuyển tiếp các tin nhắn SMS từ 1 điện thoại sử dụng HĐH Windows Mobile sang một số điện thoại bất kỳ nào khác.

Ranh ngôn

1. Người đẹp thì làm ta chú ý, còn người làm dáng thì… chú ý đến ta.

2. Vợ ngày xưa thường “nâng khăn sửa túi” cho chồng. Vợ ngày nay thường “ngửi khăn lục túi” của chồng.

3. “Một nụ cười bằng mười thang thuốc bổ” nhưng nếu bạn cười với một cô gái trước mặt vợ mình thì nụ cười ấy lại là thuốc… độc!

Thứ Tư, 29 tháng 9, 2010

Ai giết Lê Lai? Giặc Minh hay Lê Lợi?

Tại sao "Đại Việt Sử Ký Toàn Thư " không chép chuyện "Lê Lai liều mình "?

Chuyện Lê Lai liều mình cứu chúa là một hành động hy sinh vì đại nghiã rất đáng cho người đời sau ghi nhớ . Ở Thành Phố H.C.M ,đại lộ Lê Lợi chạy từ Nhà Hát Thành Phố đến Chợ Bến Thành, nối liền là đường Lê Lai chạy cho đến Nhà Thờ Huyện Sĩ. Trong nhân gian cụm từ "Hăm mốt Lê Lai, hăm hai Lê Lợi " cũng nói lên lòng kính trọng đối với ngày giỗ của hai vị anh hùng này. Những vị cao tuổi bây giờ , ngày xưa học tiểu học cũng đã từng học chuyện" Lê Lai liều mình cứu chúa". Trong "sử ký lớp ba" do sử gia Trần Trọng Kim soạn, Nha Học Chính Bắc Kỳ ấn hành đã được dùng làm sách giáo khoa dạy trong các trường . Nếu không nghiên cứu thêm các sách sử khác mà cứ một mực tin theo như thế và lòng tin ấy vẫn kéo dài hằng mấy mươi năm ,có thể cho đến khi chết vẫn yên trí như vậy, không biết điều đó có thật đúng như vậy hay không?

Bệnh án của Ngọa Triều Hoàng Đế (BS Hồ Đắc Duy)

  • Có phải Lê Long Đĩnh là một vị vua của tàn ác và dâm đãng ?
  • Tại sao người ta gọi ông là Ngọa Triều Hoàng Đế ?
  • Long Đĩnh có mắc bệnh tâm thần và bệnh trĩ ?

Thứ Ba, 28 tháng 9, 2010

Hăm mốt Lê Lai, hăm hai Lê Lợi

Hôm nay đi làm về buổi trưa gặp cơn mưa to quá. Thật hiếm khi không mổ mà được "chuồn" về vào buổi trưa thế này. Vừa ra khỏi bệnh viện được 1km, trời bỗng mưa như trút nước, mới kịp dừng xe và lấy cái áo mưa ra thì đã ướt hết cả người. Đi trong con mưa mà suy nghĩ đủ điều: về gia đình, về bố mẹ, về công việc, và cả...
Đây có lẽ là cơn mưa to nhất từ đầu mùa mưa năm nay. Về nhà, mẹ nói: "hăm mốt Lê Lai, hăm hai Lê Lợi". Thì ra hôm nay là 21/8 âm lịch. Trong dân gian người ta nói rằng, hàng năm cứ vào tháng 8 âm lịch, cứ đến ngày đó (21,22) thế nào trời cũng có mưa to. Nhất là ở miền Trung, năm nào cũng có mưa, người ta gọi là ngày lề.
Nhớ lại lịch sử: trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn 1418, Lê Lai đã liều mình cứu chúa. Sau này khi lên làm vua, Lê Thái Tổ (tức Lê Lợi) mất ngày 22 tháng 8 nhuận âm lịch năm 1433, trước khi mất có dặn lại đời sau phải làm giỗ Lê Lai trước một ngày, tức là 21/8. Từ đó dân gian truyền lại câu "hăm mốt Lê Lai, hăm hai Lê Lợi".
Nhớ ơn công lao to lớn của Lê Lợi và Lê Lai, có lẽ ông trời cũng khóc....

UpToDate 18.2 for PC & PDA


The idea behind UpToDate is relatively simple, but totally unique. Every day, clinicians have questions about patient care. Patients have questions about their health as well.
Why not recruit a faculty of experts to answer those questions, keep the information updated, and create a format that is easy to use? Why not also provide all of the necessary background information to understand why the recommendations are being made?

UpToDate does all of that and much more.
UpToDate is a worldwide clinical community that you can be part of and benefit from.

UpToDate is the largest clinical community in the world dedicated to synthesizing knowledge for clinicians and patients. Our community includes more than 4,400 expert clinicians who function as authors, editors and peer reviewers and over 400,000 users who provide feedback and questions to our editorial group. Our role is to facilitate interaction among members of the health care community and to synthesize and disseminate information in order to help doctors be better doctors.

Chủ Nhật, 26 tháng 9, 2010

CURRENT Medical Diagnosis & Treatment 2011

Product Description

The 50th Anniversary Edition of the World?s Most Popular Annual General Medicine Book ? Celebrated with a New Full-Color Design

Includes 5 online-only chapters at no additional cost at www.AccessMedicine.com/CMDT

Thứ Bảy, 25 tháng 9, 2010

Những giai điệu bí ẩn của Secret Garden

TTCN - Bạn đang cần âm nhạc để xóa tan những căng thẳng và áp lực công việc thường ngày nhưng lại không muốn nghe nhạc cổ điển hàn lâm; hãy dành đôi phút để đến với khu vườn âm nhạc bí ẩn của Secret Garden.

Những nốt nhạc dịu êm như nhung, nhẹ nhàng như con suối nhỏ của nhóm nhạc new age này sẽ có ích với bạn nhiều hơn thuốc giảm stress…

Secret Garden gồm hai thành viên, được thành lập cách đây đúng mười năm (1994). Trước đó, Rolf Lovland (nam) đã được biết đến như một nhà viết nhạc xuất sắc nhất của Na Uy, từng đại diện Na Uy dự thi Eurovision 1985 và đoạt giải quán quân; còn Fionnuala Sherry (nữ), người Ireland, đã biết chơi violin từ khi lên tám và đã có thâm niên 10 năm trong dàn nhạc giao hưởng.

Với gương mặt khả ái, Fionnuala còn được nhiều lần xuất hiện trên các phim truyền hình của kênh truyền hình quốc gia Ireland. Ngoài ra, cô còn được mời ghi âm nhạc nền cho nhiều phim của Hollywood như The river runs wild, A room with a view và The mask. Chính tại đây cô đã tình cờ gặp được Rolf Lovland. Thế là một nhóm nhạc tài năng ra đời.

Mười năm hoạt động, Secret Garden đã chinh phục công chúng ở 80 quốc gia khác nhau chỉ với bốn album: Songs from a secret garden (1995), White stones (1997), Dawn of a new century (1999), Once in a red moon (2002) và một đĩa tuyển tập những tác phẩm xuất sắc Dreamcatcher - The best of Secret Garden (2001).

Mỗi album đều mang những nét độc đáo riêng; đáng chú ý nhất là đĩa White stones, được sáng tác dựa trên nội dung câu chuyện cổ tích Hai đứa bé tìm cha, với những dòng gửi đến người yêu nhạc ở đầu album: “Ngày xửa ngày xưa, có hai đứa trẻ nghe được cha mẹ mình bàn tính sẽ bỏ hai em trong rừng rậm vì họ không còn khả năng làm ra miếng ăn nữa. Hai đứa trẻ thông minh đã nhặt những viên sỏi trắng và rải trên đường đi. Đêm đến, ánh trăng chiếu sáng và những viên sỏi trắng hiện rõ trước mắt… và thế là câu chuyện về Hansel và Gretel tìm cha đã bắt đầu. Hãy xem mỗi khúc nhạc trong album như những viên sỏi trắng kia. Hãy lắng nghe và nó sẽ dẫn bạn vào khu rừng bí ẩn của riêng các bạn”.

Đêm diễn của Secret Garden trong lễ trao giải Nobel hòa bình 1999

Secret Garden đã khéo léo dẫn dắt người nghe vào từng tình tiết của câu truyện chỉ với ba nhạc cụ: trống, piano và violin. Cuộc hành trình đi tìm cha của Hansel và Gretel - hai nhân vật chính trong truyện - cũng sẽ khó phai trong tâm trí những ai đã một lần đọc qua và một lần được nghe Secret Garden kể lại bằng âm nhạc.

Tuy là nhà sáng tác nhưng Rolf đã hào phóng nhường cho Fionnuala giữ nhịp ở hầu hết các track trong album đầu tiên. Kết quả Songs from a secret garden đã thấm đượm những giai điệu hiền hòa, bí ẩn và sâu lắng như chính tên album - khúc nhạc từ khu vườn bí ẩn. Với lời đề tựa đầu album: “Đâu đó trong con người của chúng ta hiện hữu một khu vườn bí mật. Đó là nơi chúng ta có thể nương náu khi cuộc sống trở nên khắc nghiệt, nơi chúng ta có thể trầm ngâm và suy nghĩ. Nhiều năm qua, tôi đã đến khu vườn bí ẩn ấy của riêng tôi, mong rằng sẽ tìm ra được những giai điệu hài hòa. Những khúc nhạc trong CD này là những gì tôi góp nhặt được từ khu vườn ấy. Năm 1994, tôi đã gặp được nghệ sĩ vĩ cầm người Ireland Fionnuala Sherry, người đã cất lên tiếng hát trong những khúc nhạc của tôi”.

Rolf đã chứng minh sự hào phóng của mình là đúng đắn khi nhạc phẩm Nocturne, với giọng hát mang âm vực cao và trong trẻo của Fionnuala, đã mang về cho Secret Garden giải nhất cuộc thi Eurovision 1995.

Ở hai album Dawn of a new century và Once in a red moon, giọng ca ấm áp của Rolf, vốn được anh giữ kín nhiều năm, cũng bắt đầu được đưa vào đĩa nhạc. Với Dreamcatcher, The Prayer, Sona, hai giọng ca một trầm một bổng nhưng vẫn có thể hòa quyện vào nhau, quấn quít nhau như không thể chia cắt. Cũng không thể không kể đến You raise me up -khúc nhạc xoáy sâu vào góc cạnh tinh thần của tình bè bạn. Cũng không nên bỏ qua phút giây bình yên trong làn cỏ xanh mát và con sóng hiền hòa của biển cả với bản Greenwaves, hay cảnh bình minh sáng chói trong Gates of dawn.

Đến với nhiều nhạc phẩm khác, có cảm giác như Secret Garden “bắt” người nghe phải tự tìm tòi và khám phá khu vườn bí ẩn của họ. Và chỉ những ai mang cùng nhịp đập tâm hồn với Rolf và Fionnuala mới có thể hiểu hết cảm xúc mà họ ẩn giấu sau những nốt nhạc. Âm nhạc của Secret Garden, vì thế, giống như cỗ xe thần kỳ, đưa con người đến một thế giới, một khu vườn bí ẩn, nơi chúng ta không thể tìm thấy được thứ gì khác ngoài âm nhạc và sự thư thái về tinh thần.

TIẾN VŨ


Thứ Sáu, 24 tháng 9, 2010

Nguồn gốc của 7 ngày trong tuần



Tại sao tuần lễ lại có 7 ngày? Vì sao số 7 lại được coi là con số "mầu nhiệm"? Bởi vì nó được xuất phát từ quan niệm của người châu Âu và liên quan đến hiểu biết của các nhà khoa học thời ấy về vũ trụ. Theo họ, trái đất là trung tâm của vũ trụ, có 7 hành tinh quay xung quanh nó là Mặt Trời, Mặt Trăng và các vì sao Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ và ngày ấy con người cũng mới biết đến 7 nguyên tố kim loại là vàng, bạc, đồng, sắt, chì, kẽm và thủy ngân. Họ coi 7 nguyên tố đó tương ứng với 7 hành tinh trong hệ mặt Trời, nên đã lấy mỗi ngày tượng trưng cho một hành tinh mà theo thế giới quan của họ mỗi hành tinh là một vị thần và được đặc trưng bởi nguyên tố kim loại với những tính chất nhất định.
  • Ngày đầu tiên trong tuần lễ được coi là ngày của vị thần thân thiết nhất, quan trọng nhất là Mặt Trời và ứng với thứ kim loại quý nhất là VÀNG. Đó là ngày Chủ Nhật. Tiếng Anh gọi là Sunday, tiếng Đức là Sonntag có nghĩa là ngày Mặt Trời.

  • Ngày thứ Hai được giành cho vị thần canh giấc ngủ đêm đêm của con người, đó là Mặt Trăng và tương ứng với nó là nguyên tố kim loại BẠC, thứ kim loại quý thứ hai sau vàng. Tiếng Anh là Monday, tiếng Đức là Montag có nghĩa là ngày Mặt Trăng.

  • Ngày thứ Ba được ứng với sao Hỏa và nguyên tố tương ứng là SẮT. Bởi sao Hỏa được coi là thần của chiến tranh mà vũ khí, áo giáp đều làm bằng sắt. Ngày nay người Pháp gọi là Mardi, còn người Tây Ban Nha gọi là Martes. Tiếng Anh là Tuesday, đây được coi là ngày của những chiến binh, của nam giới.

  • Ngày thứ Tư tiếng Anh là Wednesday, tiếng Pháp gọi là Mercredi, tiếng Tây Ban Nha là Mercoles có nghĩa là ngày của sao Thủy. Sao Thủy được coi là vị thần của thương mại. Theo hình dung của người xưa, đây là vị thần thường xuyên phải đi nhiều nên nguyên tố tương ứng là THỦY NGÂN. Thứ kim loại nặng, dễ di động.

  • Ngày thứ Năm người Pháp gọi là Jeudi, người Tây Ban Nha gọi là Juebes là ngày dành cho chúa tể của các vị thần linh, ứng với đó là sao Mộc và kim loại đi kèm là KẼM. Bởi kẽm có tính chất không gỉ nên nó đặc trưng cho sức mạnh của khôn cùng sao Mộc - vị thần sấm chớp. Có lẽ vì vậy mà ngày thứ Năm người Đức gọi là Donnerstag, nghĩa là ngày sấm chớp. Còn trong tiếng Anh nó là Thursday.

  • Ngày thứ Sáu người Pháp gọi là Vendredi, người Tây Ban Nha gọi là Biernes có nghĩa là ngày của sao Kim. Hành tinh này được coi là tượng trưng cho nữ thần của tình yêu. Ứng với sao Kim là nguyên tố kim loại ĐỒNG, một kim loại mềm dẻo, phản xạ những tia sáng lấp lánh. Các dân tộc ở Bắc Âu gọi nữ thần tình yêu là Fray, vì thế người Đức gọi thứ Sáu là Freitag và người Anh gọi là Friday. Đây được coi là ngày của nữ giới.

  • Còn ngày cuối cùng trong tuần được coi là của sao Thổ, vị thần mà theo quan niệm của người xưa là gây ra các nỗi bất hạnh, đau khổ về mặt tinh thần cho con người. Nên ứng với nó là nguyên tố CHÌ, một kim loại độc hại. Trong các ngôn ngữ ở châu Âu hiện nay chỉ còn tiếng Anh giữ nguyên được gốc tên gọi của sao Thổ (Saturn) để chỉ ngày thứ Bảy - Saturday.

Trên đây là khảo cứu nhỏ về nguồn gốc của các ngày trong tuần mà nguyên gốc tên gọi của nó còn giữ được trong ngôn ngữ của một số quốc gia châu Âu giúp chúng ta hiểu thêm về cách đặt tên ngày của người châu Âu cổ.

(st.)

Thêm một

Tác giả: Trần Hòa Bình

cayco.jpg

Thêm một chiếc lá rụng,
Thế là thành mùa thu.
Thêm một tiếng chim gù,
Thành ban mai tinh khiết.

Dĩ nhiên là tôi biết
Thêm một - lắm điều hay.
Nhưng mà tôi cũng biết
Thêm một - phiền toái thay

Thêm một lời dại dột
Tức thì em bỏ đi.
Nhưng thêm chút lầm lì,
Thể nào em cũng khóc.

Thêm một người thứ ba,
Chuyện tình đâm dang dở.
Cứ thêm một lời hứa,
Lại một lần khả nghi.

Nhận thêm một thiếp cưới,
Thấy mình lẻ loi hơn.
Thêm một đêm trăng tròn,
Lại thấy mình đang khuyết.

Dĩ nhiên là tôi biết,
Thêm một lắm điều hay./.

Tự hát

Chẳng dại gì em ước nó bằng vàng
Trái tim em anh đã từng biết đấy
Anh là người coi thường của cải
Nên nếu cần anh bán nó đi ngay

Em cũng không mong nó giống mặt trời
Vì sẽ tắt khi bóng chiều đổ xuống
Lại mình anh với đêm dài câm lặng
Mà lòng anh xa cách với lòng em

Em trở về đúng nghĩa trái tim
Biết làm sống những hồng cầu đã chết
Biết lấy lại những gì đã mất
Biết rút gần khoảng cách của yêu tin

Em trở về đúng nghĩa trái tim em
Biết khao khát những điều anh mơ ước
Biết xúc động qua nhiều nhận thức
Biết yêu anh và biết được anh yêu

Mùa thu nay sao bão mưa nhiều
Những cửa sổ con tàu chẳng đóng
Di đồng hoang và đại ngàn tối sẫm
Em lạc loài giữa sâu thẳm rừng anh

Em lo âu trước xa tắp đường mình
Trái tim đập những điều không thể nói
Trái tim đập cồn cào cơn đói
Ngọn lửa nào le lói giữa cô đơn

Em trở về đúng nghĩa trái tim em
Là máu thịt, đời thường ai chẳng có
Vẫn ngừng đập lúc cuộc đời không còn nữa
Nhưng biết yêu anh có khi chết đi rồi.

( Xuân Quỳnh)

Sóng

Tác giả: Xuân Quỳnh

Dữ dội và dịu êm
Ồn ào và lặng lẽ
Sóng không hiểu nổi mình
Sóng tìm ra tận bể.

Ôi con sóng ngày xưa
Và ngày sau vẫn thế
Nỗi khát vọng tình yêu
Bồi hồi trong ngực trẻ.

Trước muôn trùng sóng bể
Em nghĩ về anh, em
Em nghĩ về biển lớn
Từ nơi nào sóng lên?

Sóng bắt đầu từ gió
Gió bắt đầu từ đâu?
Em cũng không biết nữa
Khi nào ta yêu nhau

Con sóng dưới lòng sâu
Con sóng trên mặt nước
Những con sóng nhớ bờ
Ngày đêm không ngủ được
Lòng em nhớ đến anh
Cả trong mơ còn thức

Dẫu xuôi về phương Bắc
Dẫu ngược về phương Nam
Nơi nào em cũng nghĩ
Hướng về anh – một phương.

Ở ngoài kia đại dương
Trăm nghìn con sóng đó
Con nào chẳng tới bờ
Dẫu muôn vời cách trở

Cuộc đời tuy dài thế
Năm tháng vẫn đi qua
Như biển kia dẫu rộng
Mây vẫn bay về xa

Làm sao được tan ra
Thành trăm con sóng nhỏ
Giữa biển lớn tình yêu
Để ngàn năm còn vỗ.

Đi trong hương tràm

Tác giả: Hoài Vũ

Em gửi gì trong gió trong mây
Ðể sáng nay lên Vàm Cỏ Tây
Hoa tràm e ấp trong vòm lá
Mà khắp trời mây hương tỏa bay!

Dù đi đâu dù xa cách bao lâu
Dù gió mây kia đổi hướng thay màu
Dù trái tim em không trao anh nữa
Một thoáng hương tràm cho ta bên nhau

Gió Tháp Mười đã thổi, thổi rất sâu
Có nỗi thương đau có niềm hy vọng
Bầu trời thì cao, cánh đồng thì rộng
Hương tràm bên anh, mà em đi đâu?

Dù đi đâu và xa cách bao lâu
Anh vẫn có bóng em giữa bóng tràm bát ngát
Anh vẫn thấy mắt em trên lá tràm xanh mát
Anh vẫn nghe tình em trong hương tràm xôn xao…

1/1983

LỜI BÌNH:

Cái ánh mắt biếc xanh như vòm lá tràm ấy cứ ám ảnh tôi, cứ bám riết lấy tôi theo từng câu từng chữ khi đọc bài thơ này và nghe bản nhạc phổ cho bài thơ này.

Nó ám ảnh tôi có lẽ bởi trước hết nó lúc nào cũng trong biếc, tinh khôi trong mắt, trong tim, trong óc, trong trí tưởng tượng của chàng trai đa tình và chung tình kia. Cái hình ảnh ấy cuối bài thơ mới xuất hiện, nhưng đọc một lần, để ý xem lại, ta thấy dường như nó hiển hiện trong toàn bộ bốn khổ thơ cũng đa tình và chung tình này!

Hoài Vũ đã khéo léo gửi cái ánh mắt ấy vào trong lá tràm. Để rồi bất cứ thứ gì liên quan đến “em” cũng trở thành Tràm. Tưởng như Tràm là em từ bao giờ rồi. Và bài thơ ngập trong hương tràm, lá tràm, gió tràm. Tràm chính là em, em có ở trong tràm. Cái xứ Tháp Mười này cũng trở thành xứ tràm – xứ em!
Này nhé:
Anh vẫn thấy bóng em giữa bóng tràm bát ngát
Anh vẫn thấy mắt em trên lá tràm xanh mát
Anh vẫn nghe tình em trong hương tràm xôn xao…”

Em là bóng tràm. Em là mắt lá tràm. Em là hương tràm. Và vì thế cho nên rất dễ hiểu vì sao trong bốn khổ thơ, khổ nào cũng gió tràm, cũng mây tràm, cũng hương tràm, lá tràm… Và vì thế cho nên “Đi trong hương tràm” chính là đi trong tình em!

Bốn khổ thơ, cuối mỗi khổ đều quấn quyện hương tràm, tưởng như cả bài thơ ngập trong cái hương tràm xôn xao kia. Khổ thứ nhất: “Mà khắp trời mây hương tỏa bay”, khổ thứ hai: “Một thoáng hương tràm cho ta bên nhau”, khổ thứ ba: “Hương tràm bên anh mà em đi đâu?”, khổ thơ thứ tư: “Anh vẫn nghe tình em trong hương tràm xôn xao”. Mỗi khổ thơ là một khổ hương tràm, một sắc thái hương tràm. Và mỗi khổ cũng là một sắc thái tâm trạng của nhân vật trữ tình “anh”. Tất cả đắm say trong hương tràm, trong “tình em”. Ngay từ khổ thứ nhất đã say đắm:
“Hoa tràm e ấp trong vòm lá
Mà khắp trời mây hương tỏa bay”

Không đắm say, không nhập tâm nhập thần cái hương tràm ấy thì làm sao mà từ bông hoa tràm trong vòm lá kia lại có thể thấy được một trời mây hương tràm tỏa bay như thế!

Tuy nhiên, cái đắm say ấy cũng mới chỉ là bước khởi đầu của một chuỗi diễn biến tâm trạng của “anh”. Nó mới chỉ là cái đắm say của cảnh, của lá tràm, bóng tràm thực tại. Khổ hai, tâm trạng bắt đầu vận động theo hương tràm. Sau một loạt những “Dù” phũ phàng và đau đớn là “Một thoáng hương tràm cho ta bên nhau”. Từ bông hoa tràm mà thấy được một trời mây hương tràm tỏa bay đến không có “em” mà vẫn có thể “cho ta bên nhau” qua “một thoáng hương tràm” thì cái liên tưởng ở đây đã có chiều hướng đi sâu vào tâm tưởng.

Và như một quy luật của logic tâm hồn, khi chạm đến những gì là của tâm tưởng, của tâm thức thì sau phút đắm say sẽ là nỗi đau. Mà sự đắm say càng sâu thì nỗi đau càng giằng xé, càng quặn thắt. Cái thực tại phũ phàng “Hương tràm bên anh, mà em đi đâu” như muốn phá tan tất cả những hư ảo mơ màng của không - gian - tràm trước đó. Nhưng có lẽ vì anh chung tình quá nên cái không - gian - tràm ấy không dễ gì mà phá vỡ được. Và đến khổ cuối thì cái cảm xúc: “Anh vẫn nghe tình em trong hương tràm xôn xao” đã trở thành siêu liên tưởng!

Không gian thơ ở đây được phân định thành hai chiều không gian rõ ràng: Một chiều không gian thực tại với những cây tràm, bông tràm, lá tràm và “xa cách”, và “đổi hướng thay màu”, và “không trao anh nữa”, và thương đau… Một chiều không gian của tâm thức, tiềm thức với bóng tràm, với hương tràm, với mắt tràm, với mây tràm, với gió tràm, với “hy vọng”, với “cho ta bên nhau”…

Chính vì cái không gian này nên cái ngọn gió của xứ Tháp Mười – xứ tràm – xứ em kia mới “thổi rất sâu” chứ không phải là thổi rất xa hay rất cao! Cái chiều thổi của gió là chiều của tâm hồn, chiều của nỗi nhớ, của tình yêu, của niềm hy vọng…

Và có lẽ cũng bởi cái chiều không gian thứ hai này và cái chung tình của “anh” mà khiến cho cái không gian chung của bài thơ không ít mơ màng, hư ảo này bừng sáng lên trong từng câu chữ.

(sưu tầm)

=====

Đi trong hương tràm

Nhạc: Thuận Yến - Thơ: Hoài Vũ


Hò ơ.....
Gió Tháp Mười đã thổi, thổi rất sâu.
Có nỗi thương đau, có niềm hy vọng.
Bầu trời thì cao, mà cánh đồng thì rộng. Hương tràm bên anh mà em đi đâu....

Dù đi đâu và xa cách bao lâu, dù gió mây kia đổi hwớng thay màu. Dù trái tim em không trao anh nữa. Mọt thoáng hương tràm cho ta bên nhau.
Dù đi đâu và xa cách bao lâu, em vẫn có bóng anh giữa bóng tràm bát ngát, anh vẫn thấy mắt em trong lá tràm xanh ngát ơ....
Anh vẫn mang tình em trong hương tràm xôn xao, anh vẫn nghe tình em trong hương tràm ơ... xôn xao.

Vô tình

Vô tình anh gặp em
Rồi vô tình thương nhớ
Đời vô tình nghiệt ngã
Nên chúng mình yêu nhau

Vô tình nói một câu
Thế là em hờn dỗi
Vô tình anh không nói
Nên đôi mình xa nhau

Chẳng ai hiểu vì đâu
Đường đời chia hai ngả
Chẳng ai có lỗi cả
Chỉ vô tình mà thôi

Vô tình suốt cuộc đời
Anh buồn đau mải miết
Vô tình em không biết
Hay vô tình quên đi.

Puskin.

Nhớ

Lạ quá ! Không hiểu vì sao
Ðứng trước em anh lạnh lùng đến thế ?
Nhưng anh đi rồi mình anh với bóng lẻ
Mới thấy mình khẽ nói : Nhớ làm sao ?!

Chúng nó cứ bảo nhớ là yêu
Còn anh thì không biết nữa
Tình yêu với anh sao kỳ lạ thế
Lúc xa rồi mới thấy mình yêu !

Tình yêu đến nào ai có biết
Tình yêu đi nào ai có hay ?
Theo thời gian, trái đất nó cũng quay
Tình yêu đến, tình yêu đi ...
nào ai có biết.
Puskin.

Có thể một ngày chúng mình sẽ lại yêu!

Có thể một ngày chúng mình sẽ lại yêu
Nhưng không phải yêu nhau,
Mà là yêu người khác.

Anh sẽ nắm tay một người con gái khác
Dịu dàng hơn cả vuốt tóc em ngày xưa
Em vẫn lo lắng mỗi khi trời mưa
Nhưng đi đưa áo cho một chàng trai khác...

Bức ảnh cô gái kia có vô tình đi lạc
Em cũng chẳng ngồi tô vẽ cho xấu xí hơn em
Anh rồi cũng chẳng còn ghen,
Những chỗ không anh, em diện màu áo mới.
Tại đường phố đông người
Nên chúng mình cứ mặc sức lướt qua nhau.

Có thể một ngày em mặc áo cô dâu
Anh chụp ảnh cùng nhưng không làm chú rể
Những đứa con của em sẽ yêu thương cha mẹ
Trong bức tranh tô màu chẳng có khuôn mặt anh...

Giông bão đi qua ô cửa màu xanh
Em sẽ làm thơ về tiếng cười con trẻ
Về bữa cơm, về ngôi nhà và người em yêu hơn cả
Như anh nghĩ về vợ mình, về hạnh phúc bền lâu.

Có bao nhiêu sao sáng trên đầu
Em từng nghĩ chỉ anh là duy nhất
Nhưng cuộc đời nào đâu phải cổ tích
Chàng chăn cừu cũng đã bỏ đi xa...

Em nghe lại những bản tình ca
Vẫn dịu dàng, vẫn thiết tha như thế
Vẫn say mê như chưa hề cũ
Nhưng sao chẳng đoạn điệp khúc nào lặp lại như nhau?

(st.)

Mùa Xuân Làng Lúa Làng Hoa

Số lượng ca khúc mà nhạc sĩ Ngọc Khuê sáng tác đã lên đến gần 300 bài, song Mùa xuân làng lúa làng hoa, một trong những ca khúc hay nhất viết về Hà Nội, mới chính là khúc tình ca mang đậm dấu ấn và xác lập tên tuổi anh. Cũng đã 20 năm kể từ ngày bài hát chính thức được truyền đi từ làn sóng Đài Tiếng nói Việt Nam qua giọng hát của ca sĩ Thanh Hoa.




Lúc đó, tôi có một người bạn gái và muốn viết ca khúc để tặng nàng về mùa xuân Hà Nội. Rất nhiều lần chúng tôi chở nhau trên chiếc xe đạp qua những con đường ven Hồ Tây và trong tôi nảy ra đề tài về những làng hoa ven hồ nhưng nhiều lần đặt bút xuống mà vẫn không thành. Bẵng đi một thời gian, cho tới một buổi chiều đầu mùa xuân năm 1982, đạp xe đi thăm một người bạn ở gần Hồ Tây tôi mới phát hiện ra rằng Hồ Tây không chỉ có hoa mà phía bên kia, tức vùng Xuân La, Xuân Đỉnh còn có rất nhiều lúa. Lập tức câu hát: “Lúa ơi thơm ngát cho em hát cùng người. Bởi lúa yêu cuộc đời nên xanh thắm tươi ruộng đồng, sóng lóng lánh mặt hồ cho hoa em ngào ngạt, hương hoa bay dào dạt, làng hoa em gọi mùa...” được bật ra giữa mênh mông trời nước Hồ Tây.



Mùa Xuân Làng Lúa Làng Hoa

Cảm xúc của buổi chiều đầu năm ngay giữa thiên nhiên đó đã giúp tôi hoàn thành đoạn chính của bài hát trước. Đến khi về nhà tôi mới gia công phần đầu và phần kết của bài hát. Tôi đã thử bằng nhiều cách khác nhau để bắt đầu bài hát, cuối cùng thấy hợp lý khi lấy âm hưởng của một điệu hò để thể hiện sự lấp lánh của mặt gương Hồ Tây, sự dào dạt êm ả của sóng nước, sóng lúa. Một sự giao duyên tình tự rất mộc mạc nhưng lại vô cùng đằm thắm của những đôi trai gái mà tôi nghĩ rằng chỉ có những nơi lành mạnh lâu đời, trù phú mà thanh lịch ven Hồ Tây của Hà Nội mới có. Rồi đến đoạn kết của bài hát, vừa là cao trào của âm nhạc, vừa là một tình cảm như đột ngột bừng dậy của tình yêu đôi lứa. Đến đây thì Hồ Tây chỉ còn lại như một cái cớ, một điểm tựa để nhường chỗ cho tình ca, cho tình yêu và hạnh phúc của con người.

Khi bài hát được phát trên làn sóng Đài Tiếng nói Việt Nam, có một vài người góp ý về câu này câu khác nhưng tôi thấy thế là ổn nên không sửa chữa. Để bài hát của tôi đến ngay được với khán giả vào mùa xuân năm Nhâm Tuất (1982) như vậy còn phải cám ơn công lao của các nhạc sĩ Hoàng Tạo, Thế Song, ca sĩ Thanh Hoa và tập thể Ban Văn nghệ của Đài Tiếng nói Việt Nam. Sau nghệ sĩ Thanh Hoa, Trung Anh cũng là một ca sĩ biểu diễn Mùa xuân làng lúa làng hoa mà tôi thấy thích.

Lời bài hát:

Mùa xuân làng lúa làng hoa
Nhạc và lời: Ngọc Khuê

Bên lúa, anh bên lúa canh đồng ven đê
Hồ Tây xanh mênh mông trong tươi thắm nắng chiều
Làng em làng hoa, hoa thơm ngát bốn mùa
Hồ Tây xanh mênh mông trong tình yêu hoa lúa rộn ràng

ĐK:

Lúa ơi! Thơm ngát cho em hát cùng người
Bởi lúa yêu cuộc đời nên xanh thắm tươi ruộng đồng
Sông lấp lánh mặt hồ cho hoa em ngào ngạt
Hương hoa bay dào dạt làng hoa em gọi mùa
Mùa xuân! Lúa lên xanh thắm bên hoa em thơm ngát
Hồ Tây ơi mùa xuân
Tình ca đơm hoa từ lòng đất
Đôi lúa tình yêu mùa xuân
Làng lúa làng hoa mùa xuân

Em hát câu ca ấy lùa mùa này thêm bông
Hạnh phúc trên đôi tay nơi anh đã gieo mầm
Chiều nay anh dù xa hoa nói với anh nhiều
Hồ Tây nên duyên vẫn gần nhau như hoa lúa cuộc đời.

Thứ Năm, 23 tháng 9, 2010

Những bài ca biên giới không thể nào quên

Do hoàn cảnh lịch sử, tình yêu quê hương đất nước đã luôn là một chủ đề lớn trong âm nhạc Việt Nam suốt hơn 60 năm qua. Và trong muôn sắc màu của các vùng miền khắp đất nước, từ ngôi làng sau lũy tre mờ xa tới thành phố trẻ, từ Hà Nội trái tim hồng tới Cà Mau cỏ cây xanh tươi đước rừng bát ngát… thì biên giới chiếm một vị trí đặc biệt, đã khắc ghi vẻ đẹp của nó trong hàng chục bài hát của một thời.

Không biết trên thế giới, có nền âm nhạc của quốc gia nào có nhiều tác phẩm viết về biên giới như chúng ta chăng?

Trong tâm thức người Việt, biên giới dường như là một khái niệm vừa đẹp đẽ vừa thiêng liêng. Nó đã là nguồn cảm hứng cho hàng chục sáng tác của các nhạc sĩ thuộc nhiều thế hệ, đến mức sẽ là không quá nếu nói rằng chúng ta có cả một dòng "nhạc biên giới".

“Có nơi nào đẹp hơn?”

Hẳn nhiên là không phải nhạc sĩ nào cũng từng đặt chân tới miền địa đầu của Tổ quốc, thậm chí có người chưa một lần đến nơi đó để lấy "thực tế". Nhưng tất cả các sáng tác về chủ đề này đều làm toát lên hình ảnh biên cương với một nét chung: đẹp.


Hoa đào biên giới khoe sắc (Ảnh: Q.M)

Đẹp nên thơ:

Em ơi, có nơi nào đẹp hơn
chiều biên giới
khi mùa đào hoa nở
khi mùa sở ra cây
lúa lượn bậc thang mây
mùi tỏa ngát hương bay...
(Chiều biên giới - nhạc: Trần Chung, thơ: Lò Ngân Sủn, 1980)

Anh ở biên cương,
nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt
Ở nơi ấy mùa này con nước lắng phù sa in bóng đôi bờ...
(Gửi em ở cuối sông Hồng - nhạc: Thuận Yến, thơ: Dương Soái, 1979-1980)

Đẹp hùng vĩ và dữ dội:

Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây súng ngửi trời
(Tây Tiến - nhạc: Phạm Duy, thơ: Quang Dũng)

Mây và gió... (Nguồn ảnh: Q.M)

Cũng như một số nhạc sĩ lấy biên giới làm nguồn cảm hứng sáng tác mà chưa hề thực sự tới "nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt", người nghe có thể chưa một lần đến biên giới. Nhưng đâu có sao, âm nhạc sẽ đưa chúng ta tới vùng đất ấy, để ta đứng trên đỉnh núi cao thăm thẳm, nhìn khoảng không bao la, mây chiều và khói lam nhà ai bảng lảng dưới bản làng…

Hay những đồi đầy nắng gió, bạt ngàn hoa sim tím. Hay nơi rừng âm u, mây núi mênh mông, ngày nắng cháy và đêm giá lạnh… Nghệ thuật là thế, là sức tưởng tượng và khái quát của các nghệ sĩ, là sự cảm nhận đồng điệu của người thưởng thức.

Không rõ bài hát Việt Nam đầu tiên viết về biên giới là bài nào, nhưng ngay từ năm 1947, khi cuộc kháng chiến chống Pháp đang vào giai đoạn căng thẳng, khốc liệt nhất, nhạc sĩ Phạm Duy - một trong những gương mặt đầu tiên của nền âm nhạc Việt Nam hiện đại (tân nhạc) - đã có một sáng tác rất nổi tiếng, Bên cầu biên giới, viết tại thị xã Lào Cai, đúng ở nơi có chiếc cầu phân chia biên giới Việt Nam - Trung Quốc.

Nổi tiếng vì lẽ, ngoài chuyện hay, đó còn là một trong những bản nhạc tình hiếm hoi của thời ấy. Tuy nhiên, biên giới trong bài hát này hiện lên đẹp thì vẫn đẹp, mà mang nỗi buồn của một người trẻ tuổi nhìn quê hương bị giặc tàn phá, nhìn những mộng ước tuổi xuân xưa đổ vỡ.

Ngừng đây soi bóng bên dòng nước lũ
Cầu cao nghiêng dốc trên dòng sông sâu
Sầu vương theo sóng xuôi về cuối trời
Một vùng đau thương chốn làng cũ quê xưa…

Sau này khi về lại Việt Nam định cư (năm 2005), nhạc sĩ Phạm Duy có công bố thêm một ca khúc khác nhắc tới biên giới. “Rải rác biên cương mồ viễn xứ”… Đó là bài Tây Tiến, ông phổ nhạc thi phẩm nổi tiếng của nhà thơ Quang Dũng.

Hành khúc viễn chinh

Tuy nhiên, thời kỳ mà các bài ca biên giới ra đời nhiều hơn cả, có lẽ là giai đoạn cuối những năm 70, đầu những năm 80 của thế kỷ trước.

Ngay trong đêm 17/2/1979, khi nghe tin chiến sự bùng nổ ở biên giới Việt - Trung, nhạc sĩ Phạm Tuyên đã viết ca khúc mở màn cho dòng nhạc “biên giới phía Bắc” thời kỳ này. Đó là bài Chiến đấu vì độc lập tự do, được dàn hợp xướng Đoàn ca nhạc Đài Tiếng nói Việt Nam biểu diễn lần đầu tiên chỉ vài ngày sau đó. Ca từ rất hào hùng:

Tiếng súng đã vang trên bầu trời biên giới,
gọi toàn dân ta vào cuộc chiến đấu mới...

Nhạc sĩ Phạm Tuyên cho biết thời gian đó, bài hát được phổ biến rất nhanh chóng. Ông còn nhớ như in: "Ngày 20/2/1979, thu thanh ở Đài Tiếng nói Việt Nam. Ngày 9/3, được đăng trên báo Nhân Dân… Sau đó được nghệ sĩ Tuyết Thanh đơn ca. Tháng 4, được đoàn Quân nhạc biểu diễn. Tháng 5, được dạy trên sóng đài phát thanh".

Ông kể thêm, về sau này, khi không khí chính trị và tình hình quan hệ Việt Nam - Trung Quốc đổi khác, một cách không chính thức, bài hát không còn được phổ biến nữa. Cách đây mấy năm, có nhà xuất bản muốn in nó trong một tuyển tập ca khúc của thời kỳ ấy, với điều kiện nhạc sĩ sửa lại một số từ. Ông gạt đi: “Bài hát nào ra đời cũng có giá trị lịch sử của nó. Lúc đó tôi sáng tác hoàn toàn từ cảm xúc của mình. Tình cảm chân thật thì làm sao chối bỏ được?”. Thế là biên tập viên đành bỏ bài hát ra khỏi tuyển tập.

Cùng thể loại hùng ca với Chiến đấu vì độc lập tự do là bài Lời tạm biệt lúc lên đườngcủa nhạc sĩ Vũ Trọng Hối, thật sự là một bản hành khúc viễn chinh đầy bi tráng:

Ngày ra đi, hướng biên cương, gió bấc tràn về lòng anh lạnh buốt.
Nòng súng đen dán câu thơ,
Ý thơ thiệt hay là thơ Lý Thường Kiệt.

Và không thể không nhắc tới bản hùng ca Bốn mươi thế kỷ cùng ra trận (1979) của nhạc sĩ Hồng Đăng. Không trong sáng, thiết tha như “tiếng ve trên đường vắng, hát theo bước hành quân, mãi xa vẫn còn ngân, tiễn tôi ra mặt trận” (Kỷ niệm thành phố tuổi thơ) năm nào, Bốn mươi thế kỷ cùng ra trận hừng hực khí thế cả nước lên đường chiến đấu, một lần nữa.

Lịch sử gọi ta xông lên phía trước
Sẽ viết trọn bài ca anh hùng cứu nước.

Nhạc sĩ Trần Tiến góp vào không khí của thời kỳ đó với bài Những đôi mắt mang hình viên đạn. Ca từ gợi hình ảnh siêu thực: đôi mắt của những người già và trẻ em đang khóc than nơi biên giới.

Nhạc sĩ quân đội Thế Hiển thì có bài Hát về anh, đề cập trực tiếp tới những hy sinh thầm lặng của người lính biên phòng.

Cho tôi ca bài ca về người chiến sĩ nơi tuyến đầu.
Nơi biên cương rừng sâu, anh âm thầm chịu đựng gió sương.
Dẫu có những gian lao,
dẫu có những nhọc nhằn
mang trong trái tim anh trọn niềm tin...

Nơi giang đầu. (Nguồn ảnh: bnbtravel.com)

Tình ca biên giới

Tuy vậy, có sức sống mãnh liệt nhất trong dòng nhạc biên giới vẫn là các bản tình ca. Đậm chất trữ tình, chan chứa tình cảm đôi lứa, đó là điều làm nên sự khác biệt giữa dòng nhạc biên giới với dòng ca khúc trong hai cuộc chiến chống Pháp và nhất là chống Mỹ.

Nếu như nhạc thời chiến tranh chống Mỹ (kể cả tình ca) có phần hào hùng, mang tính cổ vũ chiến đấu cao hơn, thì những khúc tình ca biên giới giờ đây nhiều tình cảm với nỗi nhớ nhung được tô đậm hơn. Ở đây, tình yêu đôi lứa hòa quyện một cách nhuần nhuyễn với tình yêu quê hương đất nước, không hề có sự “lên gân”, “hô khẩu hiệu”. Nói cách khác, nếu nhạc chống Mỹ còn nhiều bài “cứng” thì các ca khúc thời kỳ này mềm mại hơn hẳn, trữ tình hơn hẳn.

Chính vì thế, những bản ballad cách mạng này dễ đi vào lòng người và có sức sống bền lâu. Không ai quên được những nét nhạc và lời ca tha thiết tình cảm của Hoa sim biên giới (Minh Quang), Thư gửi cho nhau (Phan Huấn)…

Nếu em lên biên giới,
Em sẽ gặp bạt ngàn hoa -
- hoa sim, giữa đồi nắng gió, tím như ai chờ mong…

Như một lời thủ thỉ với người thương. Hoa sim biên giới rất được những người lính biên cương yêu thích. Cũng giống như Nơi đảo xa, Chút thư tình của người lính biển là hai ca khúc mà bất cứ chàng lính hải quân nào cũng biết tới và có thể nghêu ngao.

Một điều thú vị là có tới ba bài hát cùng được người yêu nhạc gọi tên là Chiều biên giới.

Chiều biên giới em ơi
Có nơi nào xanh hơn
Như chồi non cỏ biếc
Như rừng cây của lá,
như tình yêu đôi ta…

(Chiều biên giới - nhạc: Trần Chung, thơ: Lò Ngân Sủn)

Chiều biên giới anh thầm nhớ về, nơi em đó bộn bề,
bao nỗi nhớ tha thiết
Hỡi anh có biết những lời em thương
bao ngày qua, tuy rằng xa em để trong lòng…

(Lời thương ta ngỏ cùng nhau - Đức Miêng)

Do thói quen của nhiều khán thính giả Việt Nam là lấy luôn những từ đầu tiên của ca khúc làm tên bài hát, nên bài “quan họ mới" Lời thương ta ngỏ cùng nhau của nhạc sĩ Đức Miêng đã bị nhiều người gọi nhầm là Chiều biên giới.

Bài Chiều biên giới thứ ba là của nhạc sĩ Nguyễn Văn Hiên, sáng tác khi ông đang tham gia chiến đấu ở vùng biên giới phía tây nam của Tổ quốc, năm 1978.

Sinh thời nhạc sĩ Trịnh Công Sơn cũng có một tác phẩm về biên giới - bài Em ở nông trường, em ra biên giới (1981), ông viết như một cách tưởng nhớ 20 cô gái thanh niên xung phong tình cờ gặp mặt, và họ đều đã hy sinh ở biên giới Tây Nam.

Từ biên giới xa chốn em sương mù
Rừng sâu tìm những lối mòn qua...



(Ảnh: Q.M)

Anh hùng, lãng mạn và bình dị

Chất trữ tình nhiều hơn - đó là nét khác biệt; còn điểm chung giữa dòng nhạc biên giới thời này và nhạc chống Mỹ, chống Pháp thời trước vẫn là lòng yêu nước, tinh thần lạc quan và can đảm của người lính. Không một chút bi lụy hay lùi bước trước hiểm nguy.

Mọi thế hệ người yêu nhạc đều sẽ luôn cảm thấy sức trẻ, tình yêu cuộc sống và ý chí của tuổi thanh xuân trong các ca khúc như: Ngày mai anh lên đường (Thanh Trúc, khoảng 1978), Gửi lại em (Vũ Hoàng, 1978, sáng tác trong thời kỳ chiến tranh biên giới Tây Nam),Nơi đảo xa (Thế Song, 1979), Tình ca mùa xuân (nhạc Trần Hoàn, thơ Nguyễn Loan, 1979), Chút thư tình người lính biển (nhạc Hoàng Hiệp, thơ Trần Đăng Khoa, 1981),Cánh hoa lưu ly (Diệp Minh Tuyền), Mùa xuân trên cửa sổ (Xuân Hồng)...

Một vài ca khúc của dòng nhạc biên giới hiện giờ đã "biến mất", nghĩa là không còn được biểu diễn trên các sân khấu lớn, trên sóng truyền hình, hay ghi âm, in ra sách… Việc không lưu hành những bài này là theo một thỏa thuận giữa Việt Nam và Trung Quốc nhằm bình thường hóa hoàn toàn quan hệ giữa hai nước.

Ngoài ra, theo tác giả của bài hát đầu tiên trong dòng "biên giới phía Bắc" - nhạc sĩ Phạm Tuyên với Chiến đấu vì độc lập tự do - thì một ca khúc có thể mang tính lịch sử, nghĩa là chỉ thích hợp với một giai đoạn nào đó.

Dĩ nhiên, với tư cách một nhạc sĩ, ông luôn trân trọng các bài hát của mình và của đồng nghiệp, và mong mọi tác phẩm âm nhạc đều được phổ biến.

Nhiều bản tình ca biên giới khác thì đã được thế hệ ca sĩ trẻ thể hiện lại. Chẳng hạn, Gửi em ở cuối sông Hồng, một thời gắn với tên tuổi Tiến Thành - Thanh Hoa, nay đã đến lớp ca sĩ mới Việt Hoàn - Anh Thơ song ca.

Tình ca mùa xuân do Bảo Yến “ngự trị” năm nào giờ đến lượt Quang Dũng cover. Trọng Tấn cũng đã thể hiện Chiều biên giới, Hoa sim biên giới, Nơi đảo xa (từng gắn với giọng ca bất hủ của ca sĩ Tiến Thành - đã mất vì tai nạn giao thông trong một chuyến lưu diễn phục vụ bộ đội biên phòng, năm 1984) v.v.

Nơi giang đầu đã là nguồn cảm hứng sáng tác như thế đối với các nghệ sĩ. Nó gắn với Tổ quốc, gắn với hình ảnh người lính cầm súng gác cho bình yên miền biên thùy, với mối tình của họ vừa lãng mạn vừa bình dị.

Đẹp và lãng mạn thay là hình ảnh:

Anh ở biên cương, nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt
… Em ở phương xa, cách mười sông ba núi bốn đèo.

Bình dị và cảm động thay là hình ảnh:

Và chúng mình yêu nhau, bắt đầu tự độ ấy
Em đi vào xưởng máy, khi trời còn hơi sương
Và anh lại ra đi, vui như ngày hội
Mùa xuân biên giới, súng anh gác trời xa.

(Tuần Việt Nam)

Trăng khuyết

Tác giả: Phi Tuyết Ba

Anh ngỏ lời yêu em
Vào một đêm trăng khuyết
Bởi tình yêu tha thiết
Biết tròn trước đêm rằm

Em vui lúc trăng tròn
Chạnh lòng khi trăng khuyết
Anh ơi anh có biết
Trăng hay tình lứa đôi ?

Sao anh vội ngỏ lời
Vào một đêm trăng khuyết
Để bây giờ thầm tiếc
Một vầng trăng chưa tròn!

===

Bài hát: Trăng khuyết
Nhạc: Huy Thục
Thơ: Phi Tuyết Ba
Ca sĩ: Tân Nhàn




Một ngàn năm,một vạn năm ư...hừ...hự ..
Con tăm vẫn kiếp con tằm,dắt tơ
Ai ơi chín đợi mười chờ
Chờ ai,ai đợi,ai chờ đợi í..ai
Anh ngỏ lời yêu em vào một đêm trăng khuyết
Bởi tình yêu tha thiết
Biết chọn truớc ư ..đêm rằm
Em vui lúc trăng tròn
Chạnh lòng khi trăng khuyết
Anh ơi anh có biết,trăng hay tình lứa đôi
Sao anh lại ngỏ lời vào đêm trăng khuyết
Để bây giờ thầm tiếc
Một vầng trăng không tròn .

Đánh mất

Tác giả: Thanh Nguyên

Ngày xưa, em như chiếc bóng bên anh, nhỏ nhoi thầm lặng…
Mười năm, em tan ra thành vệt nắng, gió thốc lên chỉ còn đám bụi mờ.
Chuyện tình mình sót lại mấy câu thơ.

Mười năm, anh không ra đi mà như người trở lại.
Ướt đẫm tim anh nước mắt em chiều ấy, dù rằng em dấu mặt vào tay…
Bỗng ngỡ ngàng đôi mắt ấy chiều nay.

Anh không có quyền vui mừng bởi anh đâu cố công tìm kiếm.
Đành hứng chịu cái tát-tay-kỉ-niệm…
Hỡi thời gian, người hãy phán xét đi

Mười năm, em vẫn bé nhỏ như ngày chia tay, có đúng như vậy?
Vẫn xanh non màu lá xưa anh hái – một nhành lan chưa kịp nở hoa.
Lối hẹn xưa cỏ phủ nhạt nhòa….

Ai cắm sẵn trong bình mấy nhành lan tím.
Nhờ hoa dạy anh cách mở đầu câu chuyện.
Mắt em màu cà phê nâu đen, trong ly anh đôi mắt ấy nhìn lên, sâu lắng…
Rạng rỡ môi em – nụ cười cuối ngày của nắng, gió dường như dừng lại chỗ em ngồi.
Chút hương nào gợi nhớ xa xôi…

Em trở lại hay thời gian trở lại?
Anh cố đoán đằng sau vầng trán ấy, cô bé ngày xưa, em đang nghĩ gì?
Đang nghĩ gì? Van em nói ra đi…

===

Bài hát: Đánh mất
Nhạc: Hoàng Hiệp - Thơ: Thanh Nguyên


Thứ Ba, 21 tháng 9, 2010

Khi mỗi ngày ta biết sống vì nhau

Tác giả: Phan Thế Cải

Khi mỗi ngày ta biết sống vì nhau
Ngày lại đẹp theo vần thơ anh viết
Cuộc đời chẳng lẻ loi đơn chiếc
Khi mỗi ngày ta biết sống vì nhau

Ta gắn mình với hiện tại mai sau
Với ngôi nhà với mọi người thân thuộc
Mở trang sách càng yêu thêm đất nước
Bao vất vả qua đi
Sự im lặng không lời

Từ buổi có con em cất tiếng ru hời
Ta dành dụm đồng lương ít ỏi
Sắm cho con đồ chơi
Mua cho con quả chuối
Xe thêm chiếc ghế mây vào nhà trẻ sớm chiều

Hạnh phúc chúng mình đứa con nhỏ nâng niu
Anh và em gầy đi sau mỗi lần con ốm
Việc riêng chung hàng ngày bề bộn
Những giận hờn như cơn gió thoảng qua

Anh thay em tỉa bớt cọng rau già
Nổi lửa nấu cơm khi em về muộn
Đêm khuya rồi đèn em còn chong ngọn
Lo chấm bài vá lại áo cho anh

Ta sống với nhau có nghĩa có tình
Dẫu thức ăn chưa ngon nhà có khi vơi gạo
Em vẫn là em với tấm lòng thơm thảo
Lời mặn nồng như thuở mới yêu anh.

Bạn bè ta thân thiết ở xung quanh
Những vui buồn cùng nhau chia sẻ
Thời gian đi qua tâm hồn vẫn trẻ
Khi mỗi ngày ta biết sống vì nhau.

Trung Thu

Trung thu là tết thiếu nhi
Mà sao người lớn lại đi là nhiều.
Đi nhiều rồi lại làm liều,
Làm liều rồi lại có nhiều thiếu nhi.

Những cái nhất của nhà Hậu Lê

Nhà Hậu Lê là triều đại lớn trong lịch sử Việt Nam, mặc dù quyền bính thăng trầm không dứt nhưng triều đại này có những đóng góp tích cực cho sự phát triển của đất nước và để lại dấu ấn sâu đậm trong xã hội trên mọi phương diện. Những cái nhất dưới đây phác họa phần nào hình ảnh về vương triều này.

Thời Lê Sơ : 100 năm ánh sáng và bóng tối

Trong lịch sử dân tộc ta, có thể nói thời Lê Sơ là một thời kỳ xán lạn. Sau năm thế kỷ độc lập và văn hiến nhờ những tướng tài, vua giỏi, và trí thức lớn của các đời từ Ngô tới Trần, nhà Hồ có tội để mất nước (1407) vào tay nhà Minh.

Nhưng rồi khởi nghĩa Lam Sơn bùng nổ (1418) đưa tới những chiến thắng vang dội khiến quan quân Minh phải rút về Tàu; nền độc lập dân tộc được phục hồi, một triều đại mới được thành lập. Ánh sáng của tự chủ tự do đã lại trở về với Đại Việt, với kinh đô cũ Thăng Long được triều Lê Sơ cho một tên gọi mới là Đông Đô để phân biệt với Lam Kinh ở Thanh Hóa, còn gọi là Tây Đô hay Tây Kinh.

Chút tình đầu

Đỗ Trung Quân

Những chiếc giỏ xe chở đầy hoa phượng
Em chở mùa hè của tôi đi đâu?
Chùm phượng vĩ em cầm là tuổi tôi mười tám
Thuở chẳng ai hay thầm lặng – mối tình đầu

Mối tình đầu của tôi có gì?
Chỉ một cơn mưa bay ngoài cửa lớp
Là áo người trắng cả giấc ngủ mê
Là bài thơ cứ còn hoài trong cặp
Giữa giờ chơi mang đến lại… mang về.

Mối tình đầu của tôi là anh chàng tội nghiệp
Mùa hạ leo cổng trường khắc nỗi nhớ vào cây
Người con gái mùa sau biết có còn gặp lại
Ngày khai trường áo lụa gió thu bay…

Mối tình đầu của tôi có gì?
Chỉ một cây đàn nhỏ
Rất vu vơ nhờ bài hát nói giùm
Ai cũng cũng hiểu – chỉ một người không hiểu
Nên có một gã khờ ngọng nghịu mãi… thành câm.

Những chiếc giỏ xe chở đầy hoa phượng
Em hái mùa hè trên cây
Chở kỷ niệm về nhà
Em chở mùa hè đi qua còn tôi đứng lại
Nhớ ngẩn người tà áo lụa nào xa.

===
Bài hát: Phượng hồng
Nhạc: Vũ Hoàng
Thơ: Đỗ Trung Quân


Thơ viết ở biển

Hữu Thỉnh

Anh xa em
Trăng cũng lẻ
Mặt trời cũng lẻ
Biển vẫn cậy mình dài rộng thế
Vắng cánh buồm một chút đã cô đơn

Gió không phải là roi
mà vách núi phải mòn
Em không phải là chiều
mà nhuộm anh đến tím
Sóng chẳng đi đến đâu
nếu không đưa em đến
Dù sóng đã làm anh
Nghiêng ngả
Vì em
---------

Bài hát: Biển, nỗi nhớ, và em
Thơ: Hữu Thỉnh

Nhạc: Phú Quang

Em xa anh, trăng cũng chợt lẻ loi thẫn thờ
Biển vẫn thấy mình dài rông thế
Xa cánh buồm, một chút đã cô đơn
Gió âm thầm không nói
Mà sao núi phải mòn
Anh đâu phải là chiều
Mà nhuộm em đến tím
Sóng có nghĩa gì đâu
Nếu chiều nay anh chẳng đến
Dù sóng đã làm em nghiêng ngã vì anh.

Thành phố tình yêu và nỗi nhớ

Nguyễn Nhật Ánh

Hàng me xanh ngắt
Có tự bao giờ
Mà nay đứng đó
Cho em làm thơ

Con đường ta qua
Đến nay bao tuổi
Em qua trăm buổi
Em lại nghìn lần
Sao còn bối rối
Khi cầm tay anh.

Bầu trời hình vuông
Nằm trên cao ốc
Mặt trời đứng nấp
Sau những mái nhà
Để dành bóng mát
Cho người đi xạ.

Em ơi, lắng tai
Nghe thành phố thở
Bằng tiếng sóng vỗ
Dưới những thân tàu
Bằng hương rừng già
Trên vai bộ đội
Bằng hương đồng nộị
Thanh niên xung phong
Bằng mùi dầu xăng
Bằng bao tiếng động
Âm thanh cuộc sống.

Gõ đến ngày đêm
Anh đi cùng em
Qua trăm góc phố
Lòng chẳng hề quên
Từng viên đá nhỏ.

Nay chiến trường xa
Dẫu nhiều gian khổ
Trái tim thành phố
Vẫn đập trong người
Như là cuộc sống
Như là tình yêu
Như là nỗi nhớ
Suốt đời mang theo

---------
Bài hát: THÀNH PHỐ TÌNH YÊU VÀ NỖI NHỚ
Nhạc: Phạm Minh Tuấn

Thơ:Nguyễn Nhật Ánh

Có tự bao giờ hàng cây xanh ngát
mà nay đứng đó cho em làm thơ.

Con đường ta qua đến nay bao tuổi
em qua trăm buổi em lại ngàn lần
mà sao bối rối khi cầm tay anh

Em ơi hãy lắng nghe
Em ơi hãy lắng nghe, nghe thành phố thở
bằng tiếng sóng vỗ dưới những thân tàu
bằng hương rừng già trên vai bộ đội
Bằng gương đồng đội thanh niên xung phong
bằng những tấm lòng chờ mong chờ mong

Em ơi hãy lắng nghe
Em ơi hãy lắng nghe, nghe thành phố thở
Bằng đôi chim nhỏ bay giữa bầu trời...
Bằng đôi nụ cười trên môi chờ đợi
Bằng hoa phượng đỏ thương ai trao ai
Tươi thắm cuộc đời ta xây tương lai

Từ nơi chiến trường xa nhiều gian khổ
Vẫn mang trong lòng trái tim thành phố
Như là cuộc sống...
Như tình yêu...
Và nỗi nhớ... suốt đời, suốt đời mang theo.