Chủ Nhật, 7 tháng 11, 2010

Tại sao chị em phải tránh tuổi Kim Lâu khi kết hôn?

Dân gian Việt Nam từ lâu đã có câu : “Lấy vợ xem tuổi đàn bà, làm nhà xem tuổi đàn ông”. Xem tuổi đàn bà ở đây là xem tuổi người phụ nữ đó có phạm Kim Lâu hay không. Xem tuổi đàn ông làm nhà là xem có phạm 1 trong 4 hạn là Tam tai – Kim Lâu – Hoang Ốc và sao Thái Bạch chiếu mạng trong năm đó hay không. Chỉ cần phạm 1 trong 4 hạn là 0 xây nhà được nhé. Nếu vẫn muốn xây thì phải tìm cách hóa giải tỷ như chọn giờ động thổ, nhập trạch, phương hướng an vị………vv và rất là vv.

Chuyện lấy chồng gả vợ vốn là chuyện quan trọng của cả đời người nên được các gia đình trai – gái cân nhắc rất kĩ lưỡng. Tuy có 1 số quan điểm tại Việt nam lại cho rằng “lấy vợ xem tuổi đàn bà” nghĩa là xem tháng xuất giá, ngày giờ đón dâu thậm chí muốn kỹ hơn là giờ lên giường (động phòng hoa trúc) chứ không phải là xem có phạm Kim lâu hay không. Trong phạm vi bài viết này, Đạosỹ mạn phép chỉ đề cập tới quan điểm thứ nhất thui nhé, đó là xem tuổi người phụ nữ có phạm Kim Lâu hay không.

Các cụ lại có câu sau : “Một, ba, sáu, tám đích thị Kim Lâu. Làm nhà, cưới gả hàng đầu phải kiêng” ???. Như vậy, theo câu thơ của các cụ trên thì có thể các tuổi có hàng đơn vị là 1, 3, 6, 8 đều là tuổi Kim Lâu ? Có thể hiểu nôm na là đàn ông làm nhà hay con gái đi lấy chồng nếu “phạm Kim Lâu” thì năm đó hãy tạm hoãn, đợi năm không phạm Kim lâu hãy tiến hành. Tuổi Kim Lâu được tính theo âm lịch (tuổi mụ), nghĩa là bằng tuổi dương lịch cộng thêm một. Các cụ ngày xưa chia Kim Lâu làm 4 loại cơ bản với 1, 3, 6, 8 ứng tên gọi Kim lâu Thân, Kim lâu Thê, Kim lâu Tử Kim lâu Súc sau

Kim Lâu Thân : Những tuổi âm lịch có số hàng đơn vị là 1 phạm Kim Lâu đối với chính bản thân gia chủ, gọi tắt là Kim Thân. Nếu không kiêng, tránh thì gia chủ sẽ gặp rủi ro, tai họa như khẩu thiệt (vạ miệng), bệnh tật, đau ốm, dẫn đến mạng vong….

Kim Lâu Thê : Những tuổi âm lịch có số hàng đơn vị là 3 phạm Kim Lâu đối với người vợ, gọi tắt là Kim Thê. Nếu gia chủ không kiêng tránh thì người vợ sẽ vướng “hạn” khẩu thiệt, tật bệnh, sinh đẻ khó khăn, nguy hiểm tính mạng….

Kim Lâu Tử : Những tuổi âm lịch có số hàng đơn vị là 6 phạm Kim Lâu đối với con cái, gọi tắt là Kim Tử. Nếu gia chủ không kiêng tránh thì con cái có thể bị khẩu thiệt, quan phi (ra cửa quan vì chuyện thị phi), hung họa, mạng vong v.v…

Kim Lâu Súc : Những tuổi âm lịch có số hàng đơn vị là 8 phạm Kim Lâu với lục súc, gọi tắt là Kim Súc. Nếu không kiêng tránh thì chăn nuôi sẽ khó khăn, gia súc ốm, chết dẫn đến thiệt hại về kinh tế, nói chung là bị thiệt hại về tài chính tiền bạc…

Như vậy, tại Việt nam theo dân gian truyền miệng hiện nay con gái tránh những những tuổi như 21-23-26-28 để cưới .Vì khoảng từ 20 – 30 là tuổi cưới chồng nhiều nhất nên chị em cần lưu ý, nếu đã quá lứa rùi (>30 tuổi) thì chả cần tính Kim Lâu hay Kim la liếc ji với người phụ nữ nữa mà còn phải xem giải sao “quá Lâu” ý, tức là vớ được ai cưới chạy là tốt lắm rùi …. hơhơhơ .

Khi tìm hiểu kỹ hơn 1 chút, ta sẽ thấy cách tính của người Việt Nam hiện nay 0 có cơ sở mà chỉ là truyền miệng mang tính dân gian. Nguyên thuỷ cách tính tuổi Kim lâu được viết trong cuốn sách Thông thưcủa Trung Quốc. Tuy nhiên, năm phạm Kim Lâu liên quan đến cưới hỏi rất ít mà chủ yếu liên quan đến điền trạch đất đai. Theo như sách này và tham khảo 1 số sách đang lưu hành tại Việt nam (0 thấy phổ biến), thì khi dựng vợ - gả chồng, cần tránh 3 tuổi Kim Lâu, Hoàng Ốc, và Tam tai như bảng sau :

* Năm phạm Tam tai : là năm tránh làm những công việc lớn như cưới gả, cất nhà, mở hiệu buôn, hùn vốn làm ăn …..vv. Đặc biệt, người xưa kị 0 cưới hỏi trong năm hạn tam tai.

- Các tuổi Thân, Tí, Thìn : Tam tai tại các năm Dần, Mão, Thìn.
- Các tuổi Dần, Ngọ, Tuất : Tam tai tại các năm Thân, Dậu, Tuất.
- Các tuổi Hợi, Mão, Mùi : Tam tai tại những năm Tỵ, Ngọ, Mùi.
- Các tuổi Tỵ, Dậu, Sửu : Tam tai tại những năm Hợi, Tý, Sửu

* Năm phạm Hoang Ốc : Tính nhanh bằng Khẩu quyết : Nhất cát - nhị nghi - tam địa sát - tứ tấn tài - ngũ thọ tử - lục hoang ốc.

Trong đó : Nhất cát, nhi nghi, tứ tấn tài là tốt, còn lại là xấu. Cách tính như sau: Tính đến các tuổi hàng chục, hết hàng chục vào hàng đơn vị.
Ví dụ: 45 tuổi. Tính như sau: 10 tuổi - nhất cát; 20 tuổi - nhị nghi ; 30 tuổi - tam sát; 40 tuổi - tứ tài; 41 tuổi - ngũ tử; 42 - lục hoang ốc; 43 - nhất cát, 44 nhị nghi; 45 tam địa sát. Không cần coi các cách tính khác; người tuổi 45 này không làm được nhà

* Năm phạm Kim Lâu : Các thầy xem bói hay dùng là khẩu quyết nhẩm miệng tính ra nên các bạn thấy các thầy cứ “lẩm bẩm” là vậy đó . Khẩu quyết phải thuộc lòng nè : Khôn - Đoài - Càn - Khảm - Cấn - Chấn - TốnLy . Cách tính cũng theo phương pháp "Đại - Tiểu liên tiết" nếu :

Phạm cung Khôn : Nhất Kim lâu thân -> Chính kỵ nhất là kỵ gia chủ.
Phạm cung Càn : Nhị Kim Lâu thê -> kỵ người vợ.
Phạm cung Cấn : Tam Kim Lâu tử -> kỵ cho con cái
Phạm cung Tốn : Tứ Kim Lâu lục súc-> kỵ tiền bạc. Các cung khác thì tốt

Ví dụ :Người 32 tuổi , tính Kim lâu như sau:
10 tuổi tại khôn , 20 tuổi tại Đoài
30 tuổi tại Càn , 31 tuổi tại Khảm
32 tuổi tại Cấn – Kim lâu Tử. Tuổi này sẽ ảnh hưởng tới con.

Chú ý : Nếu như cách tính Kim lâu của 1 số sách dùng khẩu quyết nhẩm tính xem có phạm vào 1 trong 4 cung Khôn-Càn-Cấn–Tốn là phạm Kim lâu, thì cách tính dân gian theo truyền miệng tại Việt Nam hiện nay lại là lấy tuổi mụ của người nữ và chia cho 10; nếu số dư của phép chia là 1 –> là Kim lâu Thân, dư là 3 –> Kim lâu thê, dư là 6 –> Kim lâu tử, dư là 8 –> Kim lâu lục súc (do đó nên tránh các tuổi : ..21-23-26-28-31..). Các bạn có thể chọn 1 trong 2 cách tính Kim Lâu, tùy quan điểm và hiểu biết của mỗi người nhé. …. hihihi

Do đó ta thấy, chuyện tính tuổi Kim lâu tại Việt Nam còn mang tính dân gian, truyền miệng và phụ thuộc vào quan niệm của từng vùng, từng miền. Ví dụ, ở miền Bắc nước ta, lấy vợ xem tuổi đàn bà để tránh Kim lâu, nhưng ở miền Trung lại lấy tuổi đàn ông để tính..... vv và rất là vv. Những thuyết xưa truyền lại nhiều khi không thuộc về kiến thức mà chỉ là những kinh nghiệm dân gian được đúc rút lại từ thực tế. Bởi vây, chỉ nên xem đó như những liệu pháp tinh thần trong đời sống, chứ không nên áp đặt vào trong mọi trường hợp.

Tại sao lại gọi Kim lâu, vậy ý nghĩa của hạn Kim lâu là gì ?
Theo truyền thuyết kể lại thì :Thủy từ Đường tế - tại phủ Tràng Anh - huyện Thạch uy – xã Phú uy có một gia đình nọ, bố tên là Nguyễn hiệu Thế mẹ là Phạm tị Nha. Năm Bính Dần, ngày 01 tháng 8 sinh một con trai tên Lục hiệu đặt là Kim lâu, thân dài 7 thước tay dài 2 thước, ngọc hành dài 4 thước hình dung rất cổ quái. Năm 18 tuổi, ở nhà chuyên trộm cắp bị bố đuổi lên rừng, ở đó hắn làm chúa tể lâu la. Một đêm bị phong ba bão táp, hắn nằm trú ở gốc cây “vạn trực mộc” thì bị Hổ (cọp) ăn thịt. Linh hồn y biến vào cây “đằng xà phách”, rồi bị đày xuống Thủy cung hầu hạ bà Thủy tinh Công chúa. Do ngoan ngoãn chăm chỉ, Công chúa phong cho y làm thần Kim lâu. Từ đó, đêm đêm y bay về muôn nhà trên nhân gian, tìm ai phạm các tuổi Kim Lâu thì hại người hại của : Đệ nhất ở Khôn cung thân bị sát có phúc thì ốm, kém phúc thì chết. Đệ nhị ở cung Càn bị sát thê, hay xung khắc vợ chồng, ốm đau, hoặc chia tay. Đệ tam ở Cấn cung bị sát tử, hại con hoặc con không thành đạt. Đệ tứ ở Tốn cung sát lục súc, việc chăn nuôi gia súc, gia cầm kém, thiệt hại tài sản. Kim lâu tam phạm tối kỵ tạo trạch. ….

Không có nhận xét nào: