Thứ Tư, 29 tháng 9, 2010

Ai giết Lê Lai? Giặc Minh hay Lê Lợi?

Tại sao "Đại Việt Sử Ký Toàn Thư " không chép chuyện "Lê Lai liều mình "?

Chuyện Lê Lai liều mình cứu chúa là một hành động hy sinh vì đại nghiã rất đáng cho người đời sau ghi nhớ . Ở Thành Phố H.C.M ,đại lộ Lê Lợi chạy từ Nhà Hát Thành Phố đến Chợ Bến Thành, nối liền là đường Lê Lai chạy cho đến Nhà Thờ Huyện Sĩ. Trong nhân gian cụm từ "Hăm mốt Lê Lai, hăm hai Lê Lợi " cũng nói lên lòng kính trọng đối với ngày giỗ của hai vị anh hùng này. Những vị cao tuổi bây giờ , ngày xưa học tiểu học cũng đã từng học chuyện" Lê Lai liều mình cứu chúa". Trong "sử ký lớp ba" do sử gia Trần Trọng Kim soạn, Nha Học Chính Bắc Kỳ ấn hành đã được dùng làm sách giáo khoa dạy trong các trường . Nếu không nghiên cứu thêm các sách sử khác mà cứ một mực tin theo như thế và lòng tin ấy vẫn kéo dài hằng mấy mươi năm ,có thể cho đến khi chết vẫn yên trí như vậy, không biết điều đó có thật đúng như vậy hay không?

Bệnh án của Ngọa Triều Hoàng Đế (BS Hồ Đắc Duy)

  • Có phải Lê Long Đĩnh là một vị vua của tàn ác và dâm đãng ?
  • Tại sao người ta gọi ông là Ngọa Triều Hoàng Đế ?
  • Long Đĩnh có mắc bệnh tâm thần và bệnh trĩ ?

Thứ Ba, 28 tháng 9, 2010

Hăm mốt Lê Lai, hăm hai Lê Lợi

Hôm nay đi làm về buổi trưa gặp cơn mưa to quá. Thật hiếm khi không mổ mà được "chuồn" về vào buổi trưa thế này. Vừa ra khỏi bệnh viện được 1km, trời bỗng mưa như trút nước, mới kịp dừng xe và lấy cái áo mưa ra thì đã ướt hết cả người. Đi trong con mưa mà suy nghĩ đủ điều: về gia đình, về bố mẹ, về công việc, và cả...
Đây có lẽ là cơn mưa to nhất từ đầu mùa mưa năm nay. Về nhà, mẹ nói: "hăm mốt Lê Lai, hăm hai Lê Lợi". Thì ra hôm nay là 21/8 âm lịch. Trong dân gian người ta nói rằng, hàng năm cứ vào tháng 8 âm lịch, cứ đến ngày đó (21,22) thế nào trời cũng có mưa to. Nhất là ở miền Trung, năm nào cũng có mưa, người ta gọi là ngày lề.
Nhớ lại lịch sử: trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn 1418, Lê Lai đã liều mình cứu chúa. Sau này khi lên làm vua, Lê Thái Tổ (tức Lê Lợi) mất ngày 22 tháng 8 nhuận âm lịch năm 1433, trước khi mất có dặn lại đời sau phải làm giỗ Lê Lai trước một ngày, tức là 21/8. Từ đó dân gian truyền lại câu "hăm mốt Lê Lai, hăm hai Lê Lợi".
Nhớ ơn công lao to lớn của Lê Lợi và Lê Lai, có lẽ ông trời cũng khóc....

UpToDate 18.2 for PC & PDA


The idea behind UpToDate is relatively simple, but totally unique. Every day, clinicians have questions about patient care. Patients have questions about their health as well.
Why not recruit a faculty of experts to answer those questions, keep the information updated, and create a format that is easy to use? Why not also provide all of the necessary background information to understand why the recommendations are being made?

UpToDate does all of that and much more.
UpToDate is a worldwide clinical community that you can be part of and benefit from.

UpToDate is the largest clinical community in the world dedicated to synthesizing knowledge for clinicians and patients. Our community includes more than 4,400 expert clinicians who function as authors, editors and peer reviewers and over 400,000 users who provide feedback and questions to our editorial group. Our role is to facilitate interaction among members of the health care community and to synthesize and disseminate information in order to help doctors be better doctors.

Chủ Nhật, 26 tháng 9, 2010

CURRENT Medical Diagnosis & Treatment 2011

Product Description

The 50th Anniversary Edition of the World?s Most Popular Annual General Medicine Book ? Celebrated with a New Full-Color Design

Includes 5 online-only chapters at no additional cost at www.AccessMedicine.com/CMDT

Thứ Bảy, 25 tháng 9, 2010

Những giai điệu bí ẩn của Secret Garden

TTCN - Bạn đang cần âm nhạc để xóa tan những căng thẳng và áp lực công việc thường ngày nhưng lại không muốn nghe nhạc cổ điển hàn lâm; hãy dành đôi phút để đến với khu vườn âm nhạc bí ẩn của Secret Garden.

Những nốt nhạc dịu êm như nhung, nhẹ nhàng như con suối nhỏ của nhóm nhạc new age này sẽ có ích với bạn nhiều hơn thuốc giảm stress…

Secret Garden gồm hai thành viên, được thành lập cách đây đúng mười năm (1994). Trước đó, Rolf Lovland (nam) đã được biết đến như một nhà viết nhạc xuất sắc nhất của Na Uy, từng đại diện Na Uy dự thi Eurovision 1985 và đoạt giải quán quân; còn Fionnuala Sherry (nữ), người Ireland, đã biết chơi violin từ khi lên tám và đã có thâm niên 10 năm trong dàn nhạc giao hưởng.

Với gương mặt khả ái, Fionnuala còn được nhiều lần xuất hiện trên các phim truyền hình của kênh truyền hình quốc gia Ireland. Ngoài ra, cô còn được mời ghi âm nhạc nền cho nhiều phim của Hollywood như The river runs wild, A room with a view và The mask. Chính tại đây cô đã tình cờ gặp được Rolf Lovland. Thế là một nhóm nhạc tài năng ra đời.

Mười năm hoạt động, Secret Garden đã chinh phục công chúng ở 80 quốc gia khác nhau chỉ với bốn album: Songs from a secret garden (1995), White stones (1997), Dawn of a new century (1999), Once in a red moon (2002) và một đĩa tuyển tập những tác phẩm xuất sắc Dreamcatcher - The best of Secret Garden (2001).

Mỗi album đều mang những nét độc đáo riêng; đáng chú ý nhất là đĩa White stones, được sáng tác dựa trên nội dung câu chuyện cổ tích Hai đứa bé tìm cha, với những dòng gửi đến người yêu nhạc ở đầu album: “Ngày xửa ngày xưa, có hai đứa trẻ nghe được cha mẹ mình bàn tính sẽ bỏ hai em trong rừng rậm vì họ không còn khả năng làm ra miếng ăn nữa. Hai đứa trẻ thông minh đã nhặt những viên sỏi trắng và rải trên đường đi. Đêm đến, ánh trăng chiếu sáng và những viên sỏi trắng hiện rõ trước mắt… và thế là câu chuyện về Hansel và Gretel tìm cha đã bắt đầu. Hãy xem mỗi khúc nhạc trong album như những viên sỏi trắng kia. Hãy lắng nghe và nó sẽ dẫn bạn vào khu rừng bí ẩn của riêng các bạn”.

Đêm diễn của Secret Garden trong lễ trao giải Nobel hòa bình 1999

Secret Garden đã khéo léo dẫn dắt người nghe vào từng tình tiết của câu truyện chỉ với ba nhạc cụ: trống, piano và violin. Cuộc hành trình đi tìm cha của Hansel và Gretel - hai nhân vật chính trong truyện - cũng sẽ khó phai trong tâm trí những ai đã một lần đọc qua và một lần được nghe Secret Garden kể lại bằng âm nhạc.

Tuy là nhà sáng tác nhưng Rolf đã hào phóng nhường cho Fionnuala giữ nhịp ở hầu hết các track trong album đầu tiên. Kết quả Songs from a secret garden đã thấm đượm những giai điệu hiền hòa, bí ẩn và sâu lắng như chính tên album - khúc nhạc từ khu vườn bí ẩn. Với lời đề tựa đầu album: “Đâu đó trong con người của chúng ta hiện hữu một khu vườn bí mật. Đó là nơi chúng ta có thể nương náu khi cuộc sống trở nên khắc nghiệt, nơi chúng ta có thể trầm ngâm và suy nghĩ. Nhiều năm qua, tôi đã đến khu vườn bí ẩn ấy của riêng tôi, mong rằng sẽ tìm ra được những giai điệu hài hòa. Những khúc nhạc trong CD này là những gì tôi góp nhặt được từ khu vườn ấy. Năm 1994, tôi đã gặp được nghệ sĩ vĩ cầm người Ireland Fionnuala Sherry, người đã cất lên tiếng hát trong những khúc nhạc của tôi”.

Rolf đã chứng minh sự hào phóng của mình là đúng đắn khi nhạc phẩm Nocturne, với giọng hát mang âm vực cao và trong trẻo của Fionnuala, đã mang về cho Secret Garden giải nhất cuộc thi Eurovision 1995.

Ở hai album Dawn of a new century và Once in a red moon, giọng ca ấm áp của Rolf, vốn được anh giữ kín nhiều năm, cũng bắt đầu được đưa vào đĩa nhạc. Với Dreamcatcher, The Prayer, Sona, hai giọng ca một trầm một bổng nhưng vẫn có thể hòa quyện vào nhau, quấn quít nhau như không thể chia cắt. Cũng không thể không kể đến You raise me up -khúc nhạc xoáy sâu vào góc cạnh tinh thần của tình bè bạn. Cũng không nên bỏ qua phút giây bình yên trong làn cỏ xanh mát và con sóng hiền hòa của biển cả với bản Greenwaves, hay cảnh bình minh sáng chói trong Gates of dawn.

Đến với nhiều nhạc phẩm khác, có cảm giác như Secret Garden “bắt” người nghe phải tự tìm tòi và khám phá khu vườn bí ẩn của họ. Và chỉ những ai mang cùng nhịp đập tâm hồn với Rolf và Fionnuala mới có thể hiểu hết cảm xúc mà họ ẩn giấu sau những nốt nhạc. Âm nhạc của Secret Garden, vì thế, giống như cỗ xe thần kỳ, đưa con người đến một thế giới, một khu vườn bí ẩn, nơi chúng ta không thể tìm thấy được thứ gì khác ngoài âm nhạc và sự thư thái về tinh thần.

TIẾN VŨ


Thứ Sáu, 24 tháng 9, 2010

Nguồn gốc của 7 ngày trong tuần



Tại sao tuần lễ lại có 7 ngày? Vì sao số 7 lại được coi là con số "mầu nhiệm"? Bởi vì nó được xuất phát từ quan niệm của người châu Âu và liên quan đến hiểu biết của các nhà khoa học thời ấy về vũ trụ. Theo họ, trái đất là trung tâm của vũ trụ, có 7 hành tinh quay xung quanh nó là Mặt Trời, Mặt Trăng và các vì sao Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ và ngày ấy con người cũng mới biết đến 7 nguyên tố kim loại là vàng, bạc, đồng, sắt, chì, kẽm và thủy ngân. Họ coi 7 nguyên tố đó tương ứng với 7 hành tinh trong hệ mặt Trời, nên đã lấy mỗi ngày tượng trưng cho một hành tinh mà theo thế giới quan của họ mỗi hành tinh là một vị thần và được đặc trưng bởi nguyên tố kim loại với những tính chất nhất định.
  • Ngày đầu tiên trong tuần lễ được coi là ngày của vị thần thân thiết nhất, quan trọng nhất là Mặt Trời và ứng với thứ kim loại quý nhất là VÀNG. Đó là ngày Chủ Nhật. Tiếng Anh gọi là Sunday, tiếng Đức là Sonntag có nghĩa là ngày Mặt Trời.

  • Ngày thứ Hai được giành cho vị thần canh giấc ngủ đêm đêm của con người, đó là Mặt Trăng và tương ứng với nó là nguyên tố kim loại BẠC, thứ kim loại quý thứ hai sau vàng. Tiếng Anh là Monday, tiếng Đức là Montag có nghĩa là ngày Mặt Trăng.

  • Ngày thứ Ba được ứng với sao Hỏa và nguyên tố tương ứng là SẮT. Bởi sao Hỏa được coi là thần của chiến tranh mà vũ khí, áo giáp đều làm bằng sắt. Ngày nay người Pháp gọi là Mardi, còn người Tây Ban Nha gọi là Martes. Tiếng Anh là Tuesday, đây được coi là ngày của những chiến binh, của nam giới.

  • Ngày thứ Tư tiếng Anh là Wednesday, tiếng Pháp gọi là Mercredi, tiếng Tây Ban Nha là Mercoles có nghĩa là ngày của sao Thủy. Sao Thủy được coi là vị thần của thương mại. Theo hình dung của người xưa, đây là vị thần thường xuyên phải đi nhiều nên nguyên tố tương ứng là THỦY NGÂN. Thứ kim loại nặng, dễ di động.

  • Ngày thứ Năm người Pháp gọi là Jeudi, người Tây Ban Nha gọi là Juebes là ngày dành cho chúa tể của các vị thần linh, ứng với đó là sao Mộc và kim loại đi kèm là KẼM. Bởi kẽm có tính chất không gỉ nên nó đặc trưng cho sức mạnh của khôn cùng sao Mộc - vị thần sấm chớp. Có lẽ vì vậy mà ngày thứ Năm người Đức gọi là Donnerstag, nghĩa là ngày sấm chớp. Còn trong tiếng Anh nó là Thursday.

  • Ngày thứ Sáu người Pháp gọi là Vendredi, người Tây Ban Nha gọi là Biernes có nghĩa là ngày của sao Kim. Hành tinh này được coi là tượng trưng cho nữ thần của tình yêu. Ứng với sao Kim là nguyên tố kim loại ĐỒNG, một kim loại mềm dẻo, phản xạ những tia sáng lấp lánh. Các dân tộc ở Bắc Âu gọi nữ thần tình yêu là Fray, vì thế người Đức gọi thứ Sáu là Freitag và người Anh gọi là Friday. Đây được coi là ngày của nữ giới.

  • Còn ngày cuối cùng trong tuần được coi là của sao Thổ, vị thần mà theo quan niệm của người xưa là gây ra các nỗi bất hạnh, đau khổ về mặt tinh thần cho con người. Nên ứng với nó là nguyên tố CHÌ, một kim loại độc hại. Trong các ngôn ngữ ở châu Âu hiện nay chỉ còn tiếng Anh giữ nguyên được gốc tên gọi của sao Thổ (Saturn) để chỉ ngày thứ Bảy - Saturday.

Trên đây là khảo cứu nhỏ về nguồn gốc của các ngày trong tuần mà nguyên gốc tên gọi của nó còn giữ được trong ngôn ngữ của một số quốc gia châu Âu giúp chúng ta hiểu thêm về cách đặt tên ngày của người châu Âu cổ.

(st.)

Thêm một

Tác giả: Trần Hòa Bình

cayco.jpg

Thêm một chiếc lá rụng,
Thế là thành mùa thu.
Thêm một tiếng chim gù,
Thành ban mai tinh khiết.

Dĩ nhiên là tôi biết
Thêm một - lắm điều hay.
Nhưng mà tôi cũng biết
Thêm một - phiền toái thay

Thêm một lời dại dột
Tức thì em bỏ đi.
Nhưng thêm chút lầm lì,
Thể nào em cũng khóc.

Thêm một người thứ ba,
Chuyện tình đâm dang dở.
Cứ thêm một lời hứa,
Lại một lần khả nghi.

Nhận thêm một thiếp cưới,
Thấy mình lẻ loi hơn.
Thêm một đêm trăng tròn,
Lại thấy mình đang khuyết.

Dĩ nhiên là tôi biết,
Thêm một lắm điều hay./.

Tự hát

Chẳng dại gì em ước nó bằng vàng
Trái tim em anh đã từng biết đấy
Anh là người coi thường của cải
Nên nếu cần anh bán nó đi ngay

Em cũng không mong nó giống mặt trời
Vì sẽ tắt khi bóng chiều đổ xuống
Lại mình anh với đêm dài câm lặng
Mà lòng anh xa cách với lòng em

Em trở về đúng nghĩa trái tim
Biết làm sống những hồng cầu đã chết
Biết lấy lại những gì đã mất
Biết rút gần khoảng cách của yêu tin

Em trở về đúng nghĩa trái tim em
Biết khao khát những điều anh mơ ước
Biết xúc động qua nhiều nhận thức
Biết yêu anh và biết được anh yêu

Mùa thu nay sao bão mưa nhiều
Những cửa sổ con tàu chẳng đóng
Di đồng hoang và đại ngàn tối sẫm
Em lạc loài giữa sâu thẳm rừng anh

Em lo âu trước xa tắp đường mình
Trái tim đập những điều không thể nói
Trái tim đập cồn cào cơn đói
Ngọn lửa nào le lói giữa cô đơn

Em trở về đúng nghĩa trái tim em
Là máu thịt, đời thường ai chẳng có
Vẫn ngừng đập lúc cuộc đời không còn nữa
Nhưng biết yêu anh có khi chết đi rồi.

( Xuân Quỳnh)

Sóng

Tác giả: Xuân Quỳnh

Dữ dội và dịu êm
Ồn ào và lặng lẽ
Sóng không hiểu nổi mình
Sóng tìm ra tận bể.

Ôi con sóng ngày xưa
Và ngày sau vẫn thế
Nỗi khát vọng tình yêu
Bồi hồi trong ngực trẻ.

Trước muôn trùng sóng bể
Em nghĩ về anh, em
Em nghĩ về biển lớn
Từ nơi nào sóng lên?

Sóng bắt đầu từ gió
Gió bắt đầu từ đâu?
Em cũng không biết nữa
Khi nào ta yêu nhau

Con sóng dưới lòng sâu
Con sóng trên mặt nước
Những con sóng nhớ bờ
Ngày đêm không ngủ được
Lòng em nhớ đến anh
Cả trong mơ còn thức

Dẫu xuôi về phương Bắc
Dẫu ngược về phương Nam
Nơi nào em cũng nghĩ
Hướng về anh – một phương.

Ở ngoài kia đại dương
Trăm nghìn con sóng đó
Con nào chẳng tới bờ
Dẫu muôn vời cách trở

Cuộc đời tuy dài thế
Năm tháng vẫn đi qua
Như biển kia dẫu rộng
Mây vẫn bay về xa

Làm sao được tan ra
Thành trăm con sóng nhỏ
Giữa biển lớn tình yêu
Để ngàn năm còn vỗ.

Đi trong hương tràm

Tác giả: Hoài Vũ

Em gửi gì trong gió trong mây
Ðể sáng nay lên Vàm Cỏ Tây
Hoa tràm e ấp trong vòm lá
Mà khắp trời mây hương tỏa bay!

Dù đi đâu dù xa cách bao lâu
Dù gió mây kia đổi hướng thay màu
Dù trái tim em không trao anh nữa
Một thoáng hương tràm cho ta bên nhau

Gió Tháp Mười đã thổi, thổi rất sâu
Có nỗi thương đau có niềm hy vọng
Bầu trời thì cao, cánh đồng thì rộng
Hương tràm bên anh, mà em đi đâu?

Dù đi đâu và xa cách bao lâu
Anh vẫn có bóng em giữa bóng tràm bát ngát
Anh vẫn thấy mắt em trên lá tràm xanh mát
Anh vẫn nghe tình em trong hương tràm xôn xao…

1/1983

LỜI BÌNH:

Cái ánh mắt biếc xanh như vòm lá tràm ấy cứ ám ảnh tôi, cứ bám riết lấy tôi theo từng câu từng chữ khi đọc bài thơ này và nghe bản nhạc phổ cho bài thơ này.

Nó ám ảnh tôi có lẽ bởi trước hết nó lúc nào cũng trong biếc, tinh khôi trong mắt, trong tim, trong óc, trong trí tưởng tượng của chàng trai đa tình và chung tình kia. Cái hình ảnh ấy cuối bài thơ mới xuất hiện, nhưng đọc một lần, để ý xem lại, ta thấy dường như nó hiển hiện trong toàn bộ bốn khổ thơ cũng đa tình và chung tình này!

Hoài Vũ đã khéo léo gửi cái ánh mắt ấy vào trong lá tràm. Để rồi bất cứ thứ gì liên quan đến “em” cũng trở thành Tràm. Tưởng như Tràm là em từ bao giờ rồi. Và bài thơ ngập trong hương tràm, lá tràm, gió tràm. Tràm chính là em, em có ở trong tràm. Cái xứ Tháp Mười này cũng trở thành xứ tràm – xứ em!
Này nhé:
Anh vẫn thấy bóng em giữa bóng tràm bát ngát
Anh vẫn thấy mắt em trên lá tràm xanh mát
Anh vẫn nghe tình em trong hương tràm xôn xao…”

Em là bóng tràm. Em là mắt lá tràm. Em là hương tràm. Và vì thế cho nên rất dễ hiểu vì sao trong bốn khổ thơ, khổ nào cũng gió tràm, cũng mây tràm, cũng hương tràm, lá tràm… Và vì thế cho nên “Đi trong hương tràm” chính là đi trong tình em!

Bốn khổ thơ, cuối mỗi khổ đều quấn quyện hương tràm, tưởng như cả bài thơ ngập trong cái hương tràm xôn xao kia. Khổ thứ nhất: “Mà khắp trời mây hương tỏa bay”, khổ thứ hai: “Một thoáng hương tràm cho ta bên nhau”, khổ thứ ba: “Hương tràm bên anh mà em đi đâu?”, khổ thơ thứ tư: “Anh vẫn nghe tình em trong hương tràm xôn xao”. Mỗi khổ thơ là một khổ hương tràm, một sắc thái hương tràm. Và mỗi khổ cũng là một sắc thái tâm trạng của nhân vật trữ tình “anh”. Tất cả đắm say trong hương tràm, trong “tình em”. Ngay từ khổ thứ nhất đã say đắm:
“Hoa tràm e ấp trong vòm lá
Mà khắp trời mây hương tỏa bay”

Không đắm say, không nhập tâm nhập thần cái hương tràm ấy thì làm sao mà từ bông hoa tràm trong vòm lá kia lại có thể thấy được một trời mây hương tràm tỏa bay như thế!

Tuy nhiên, cái đắm say ấy cũng mới chỉ là bước khởi đầu của một chuỗi diễn biến tâm trạng của “anh”. Nó mới chỉ là cái đắm say của cảnh, của lá tràm, bóng tràm thực tại. Khổ hai, tâm trạng bắt đầu vận động theo hương tràm. Sau một loạt những “Dù” phũ phàng và đau đớn là “Một thoáng hương tràm cho ta bên nhau”. Từ bông hoa tràm mà thấy được một trời mây hương tràm tỏa bay đến không có “em” mà vẫn có thể “cho ta bên nhau” qua “một thoáng hương tràm” thì cái liên tưởng ở đây đã có chiều hướng đi sâu vào tâm tưởng.

Và như một quy luật của logic tâm hồn, khi chạm đến những gì là của tâm tưởng, của tâm thức thì sau phút đắm say sẽ là nỗi đau. Mà sự đắm say càng sâu thì nỗi đau càng giằng xé, càng quặn thắt. Cái thực tại phũ phàng “Hương tràm bên anh, mà em đi đâu” như muốn phá tan tất cả những hư ảo mơ màng của không - gian - tràm trước đó. Nhưng có lẽ vì anh chung tình quá nên cái không - gian - tràm ấy không dễ gì mà phá vỡ được. Và đến khổ cuối thì cái cảm xúc: “Anh vẫn nghe tình em trong hương tràm xôn xao” đã trở thành siêu liên tưởng!

Không gian thơ ở đây được phân định thành hai chiều không gian rõ ràng: Một chiều không gian thực tại với những cây tràm, bông tràm, lá tràm và “xa cách”, và “đổi hướng thay màu”, và “không trao anh nữa”, và thương đau… Một chiều không gian của tâm thức, tiềm thức với bóng tràm, với hương tràm, với mắt tràm, với mây tràm, với gió tràm, với “hy vọng”, với “cho ta bên nhau”…

Chính vì cái không gian này nên cái ngọn gió của xứ Tháp Mười – xứ tràm – xứ em kia mới “thổi rất sâu” chứ không phải là thổi rất xa hay rất cao! Cái chiều thổi của gió là chiều của tâm hồn, chiều của nỗi nhớ, của tình yêu, của niềm hy vọng…

Và có lẽ cũng bởi cái chiều không gian thứ hai này và cái chung tình của “anh” mà khiến cho cái không gian chung của bài thơ không ít mơ màng, hư ảo này bừng sáng lên trong từng câu chữ.

(sưu tầm)

=====

Đi trong hương tràm

Nhạc: Thuận Yến - Thơ: Hoài Vũ


Hò ơ.....
Gió Tháp Mười đã thổi, thổi rất sâu.
Có nỗi thương đau, có niềm hy vọng.
Bầu trời thì cao, mà cánh đồng thì rộng. Hương tràm bên anh mà em đi đâu....

Dù đi đâu và xa cách bao lâu, dù gió mây kia đổi hwớng thay màu. Dù trái tim em không trao anh nữa. Mọt thoáng hương tràm cho ta bên nhau.
Dù đi đâu và xa cách bao lâu, em vẫn có bóng anh giữa bóng tràm bát ngát, anh vẫn thấy mắt em trong lá tràm xanh ngát ơ....
Anh vẫn mang tình em trong hương tràm xôn xao, anh vẫn nghe tình em trong hương tràm ơ... xôn xao.

Vô tình

Vô tình anh gặp em
Rồi vô tình thương nhớ
Đời vô tình nghiệt ngã
Nên chúng mình yêu nhau

Vô tình nói một câu
Thế là em hờn dỗi
Vô tình anh không nói
Nên đôi mình xa nhau

Chẳng ai hiểu vì đâu
Đường đời chia hai ngả
Chẳng ai có lỗi cả
Chỉ vô tình mà thôi

Vô tình suốt cuộc đời
Anh buồn đau mải miết
Vô tình em không biết
Hay vô tình quên đi.

Puskin.

Nhớ

Lạ quá ! Không hiểu vì sao
Ðứng trước em anh lạnh lùng đến thế ?
Nhưng anh đi rồi mình anh với bóng lẻ
Mới thấy mình khẽ nói : Nhớ làm sao ?!

Chúng nó cứ bảo nhớ là yêu
Còn anh thì không biết nữa
Tình yêu với anh sao kỳ lạ thế
Lúc xa rồi mới thấy mình yêu !

Tình yêu đến nào ai có biết
Tình yêu đi nào ai có hay ?
Theo thời gian, trái đất nó cũng quay
Tình yêu đến, tình yêu đi ...
nào ai có biết.
Puskin.

Có thể một ngày chúng mình sẽ lại yêu!

Có thể một ngày chúng mình sẽ lại yêu
Nhưng không phải yêu nhau,
Mà là yêu người khác.

Anh sẽ nắm tay một người con gái khác
Dịu dàng hơn cả vuốt tóc em ngày xưa
Em vẫn lo lắng mỗi khi trời mưa
Nhưng đi đưa áo cho một chàng trai khác...

Bức ảnh cô gái kia có vô tình đi lạc
Em cũng chẳng ngồi tô vẽ cho xấu xí hơn em
Anh rồi cũng chẳng còn ghen,
Những chỗ không anh, em diện màu áo mới.
Tại đường phố đông người
Nên chúng mình cứ mặc sức lướt qua nhau.

Có thể một ngày em mặc áo cô dâu
Anh chụp ảnh cùng nhưng không làm chú rể
Những đứa con của em sẽ yêu thương cha mẹ
Trong bức tranh tô màu chẳng có khuôn mặt anh...

Giông bão đi qua ô cửa màu xanh
Em sẽ làm thơ về tiếng cười con trẻ
Về bữa cơm, về ngôi nhà và người em yêu hơn cả
Như anh nghĩ về vợ mình, về hạnh phúc bền lâu.

Có bao nhiêu sao sáng trên đầu
Em từng nghĩ chỉ anh là duy nhất
Nhưng cuộc đời nào đâu phải cổ tích
Chàng chăn cừu cũng đã bỏ đi xa...

Em nghe lại những bản tình ca
Vẫn dịu dàng, vẫn thiết tha như thế
Vẫn say mê như chưa hề cũ
Nhưng sao chẳng đoạn điệp khúc nào lặp lại như nhau?

(st.)

Mùa Xuân Làng Lúa Làng Hoa

Số lượng ca khúc mà nhạc sĩ Ngọc Khuê sáng tác đã lên đến gần 300 bài, song Mùa xuân làng lúa làng hoa, một trong những ca khúc hay nhất viết về Hà Nội, mới chính là khúc tình ca mang đậm dấu ấn và xác lập tên tuổi anh. Cũng đã 20 năm kể từ ngày bài hát chính thức được truyền đi từ làn sóng Đài Tiếng nói Việt Nam qua giọng hát của ca sĩ Thanh Hoa.




Lúc đó, tôi có một người bạn gái và muốn viết ca khúc để tặng nàng về mùa xuân Hà Nội. Rất nhiều lần chúng tôi chở nhau trên chiếc xe đạp qua những con đường ven Hồ Tây và trong tôi nảy ra đề tài về những làng hoa ven hồ nhưng nhiều lần đặt bút xuống mà vẫn không thành. Bẵng đi một thời gian, cho tới một buổi chiều đầu mùa xuân năm 1982, đạp xe đi thăm một người bạn ở gần Hồ Tây tôi mới phát hiện ra rằng Hồ Tây không chỉ có hoa mà phía bên kia, tức vùng Xuân La, Xuân Đỉnh còn có rất nhiều lúa. Lập tức câu hát: “Lúa ơi thơm ngát cho em hát cùng người. Bởi lúa yêu cuộc đời nên xanh thắm tươi ruộng đồng, sóng lóng lánh mặt hồ cho hoa em ngào ngạt, hương hoa bay dào dạt, làng hoa em gọi mùa...” được bật ra giữa mênh mông trời nước Hồ Tây.



Mùa Xuân Làng Lúa Làng Hoa

Cảm xúc của buổi chiều đầu năm ngay giữa thiên nhiên đó đã giúp tôi hoàn thành đoạn chính của bài hát trước. Đến khi về nhà tôi mới gia công phần đầu và phần kết của bài hát. Tôi đã thử bằng nhiều cách khác nhau để bắt đầu bài hát, cuối cùng thấy hợp lý khi lấy âm hưởng của một điệu hò để thể hiện sự lấp lánh của mặt gương Hồ Tây, sự dào dạt êm ả của sóng nước, sóng lúa. Một sự giao duyên tình tự rất mộc mạc nhưng lại vô cùng đằm thắm của những đôi trai gái mà tôi nghĩ rằng chỉ có những nơi lành mạnh lâu đời, trù phú mà thanh lịch ven Hồ Tây của Hà Nội mới có. Rồi đến đoạn kết của bài hát, vừa là cao trào của âm nhạc, vừa là một tình cảm như đột ngột bừng dậy của tình yêu đôi lứa. Đến đây thì Hồ Tây chỉ còn lại như một cái cớ, một điểm tựa để nhường chỗ cho tình ca, cho tình yêu và hạnh phúc của con người.

Khi bài hát được phát trên làn sóng Đài Tiếng nói Việt Nam, có một vài người góp ý về câu này câu khác nhưng tôi thấy thế là ổn nên không sửa chữa. Để bài hát của tôi đến ngay được với khán giả vào mùa xuân năm Nhâm Tuất (1982) như vậy còn phải cám ơn công lao của các nhạc sĩ Hoàng Tạo, Thế Song, ca sĩ Thanh Hoa và tập thể Ban Văn nghệ của Đài Tiếng nói Việt Nam. Sau nghệ sĩ Thanh Hoa, Trung Anh cũng là một ca sĩ biểu diễn Mùa xuân làng lúa làng hoa mà tôi thấy thích.

Lời bài hát:

Mùa xuân làng lúa làng hoa
Nhạc và lời: Ngọc Khuê

Bên lúa, anh bên lúa canh đồng ven đê
Hồ Tây xanh mênh mông trong tươi thắm nắng chiều
Làng em làng hoa, hoa thơm ngát bốn mùa
Hồ Tây xanh mênh mông trong tình yêu hoa lúa rộn ràng

ĐK:

Lúa ơi! Thơm ngát cho em hát cùng người
Bởi lúa yêu cuộc đời nên xanh thắm tươi ruộng đồng
Sông lấp lánh mặt hồ cho hoa em ngào ngạt
Hương hoa bay dào dạt làng hoa em gọi mùa
Mùa xuân! Lúa lên xanh thắm bên hoa em thơm ngát
Hồ Tây ơi mùa xuân
Tình ca đơm hoa từ lòng đất
Đôi lúa tình yêu mùa xuân
Làng lúa làng hoa mùa xuân

Em hát câu ca ấy lùa mùa này thêm bông
Hạnh phúc trên đôi tay nơi anh đã gieo mầm
Chiều nay anh dù xa hoa nói với anh nhiều
Hồ Tây nên duyên vẫn gần nhau như hoa lúa cuộc đời.

Thứ Năm, 23 tháng 9, 2010

Những bài ca biên giới không thể nào quên

Do hoàn cảnh lịch sử, tình yêu quê hương đất nước đã luôn là một chủ đề lớn trong âm nhạc Việt Nam suốt hơn 60 năm qua. Và trong muôn sắc màu của các vùng miền khắp đất nước, từ ngôi làng sau lũy tre mờ xa tới thành phố trẻ, từ Hà Nội trái tim hồng tới Cà Mau cỏ cây xanh tươi đước rừng bát ngát… thì biên giới chiếm một vị trí đặc biệt, đã khắc ghi vẻ đẹp của nó trong hàng chục bài hát của một thời.

Không biết trên thế giới, có nền âm nhạc của quốc gia nào có nhiều tác phẩm viết về biên giới như chúng ta chăng?

Trong tâm thức người Việt, biên giới dường như là một khái niệm vừa đẹp đẽ vừa thiêng liêng. Nó đã là nguồn cảm hứng cho hàng chục sáng tác của các nhạc sĩ thuộc nhiều thế hệ, đến mức sẽ là không quá nếu nói rằng chúng ta có cả một dòng "nhạc biên giới".

“Có nơi nào đẹp hơn?”

Hẳn nhiên là không phải nhạc sĩ nào cũng từng đặt chân tới miền địa đầu của Tổ quốc, thậm chí có người chưa một lần đến nơi đó để lấy "thực tế". Nhưng tất cả các sáng tác về chủ đề này đều làm toát lên hình ảnh biên cương với một nét chung: đẹp.


Hoa đào biên giới khoe sắc (Ảnh: Q.M)

Đẹp nên thơ:

Em ơi, có nơi nào đẹp hơn
chiều biên giới
khi mùa đào hoa nở
khi mùa sở ra cây
lúa lượn bậc thang mây
mùi tỏa ngát hương bay...
(Chiều biên giới - nhạc: Trần Chung, thơ: Lò Ngân Sủn, 1980)

Anh ở biên cương,
nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt
Ở nơi ấy mùa này con nước lắng phù sa in bóng đôi bờ...
(Gửi em ở cuối sông Hồng - nhạc: Thuận Yến, thơ: Dương Soái, 1979-1980)

Đẹp hùng vĩ và dữ dội:

Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây súng ngửi trời
(Tây Tiến - nhạc: Phạm Duy, thơ: Quang Dũng)

Mây và gió... (Nguồn ảnh: Q.M)

Cũng như một số nhạc sĩ lấy biên giới làm nguồn cảm hứng sáng tác mà chưa hề thực sự tới "nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt", người nghe có thể chưa một lần đến biên giới. Nhưng đâu có sao, âm nhạc sẽ đưa chúng ta tới vùng đất ấy, để ta đứng trên đỉnh núi cao thăm thẳm, nhìn khoảng không bao la, mây chiều và khói lam nhà ai bảng lảng dưới bản làng…

Hay những đồi đầy nắng gió, bạt ngàn hoa sim tím. Hay nơi rừng âm u, mây núi mênh mông, ngày nắng cháy và đêm giá lạnh… Nghệ thuật là thế, là sức tưởng tượng và khái quát của các nghệ sĩ, là sự cảm nhận đồng điệu của người thưởng thức.

Không rõ bài hát Việt Nam đầu tiên viết về biên giới là bài nào, nhưng ngay từ năm 1947, khi cuộc kháng chiến chống Pháp đang vào giai đoạn căng thẳng, khốc liệt nhất, nhạc sĩ Phạm Duy - một trong những gương mặt đầu tiên của nền âm nhạc Việt Nam hiện đại (tân nhạc) - đã có một sáng tác rất nổi tiếng, Bên cầu biên giới, viết tại thị xã Lào Cai, đúng ở nơi có chiếc cầu phân chia biên giới Việt Nam - Trung Quốc.

Nổi tiếng vì lẽ, ngoài chuyện hay, đó còn là một trong những bản nhạc tình hiếm hoi của thời ấy. Tuy nhiên, biên giới trong bài hát này hiện lên đẹp thì vẫn đẹp, mà mang nỗi buồn của một người trẻ tuổi nhìn quê hương bị giặc tàn phá, nhìn những mộng ước tuổi xuân xưa đổ vỡ.

Ngừng đây soi bóng bên dòng nước lũ
Cầu cao nghiêng dốc trên dòng sông sâu
Sầu vương theo sóng xuôi về cuối trời
Một vùng đau thương chốn làng cũ quê xưa…

Sau này khi về lại Việt Nam định cư (năm 2005), nhạc sĩ Phạm Duy có công bố thêm một ca khúc khác nhắc tới biên giới. “Rải rác biên cương mồ viễn xứ”… Đó là bài Tây Tiến, ông phổ nhạc thi phẩm nổi tiếng của nhà thơ Quang Dũng.

Hành khúc viễn chinh

Tuy nhiên, thời kỳ mà các bài ca biên giới ra đời nhiều hơn cả, có lẽ là giai đoạn cuối những năm 70, đầu những năm 80 của thế kỷ trước.

Ngay trong đêm 17/2/1979, khi nghe tin chiến sự bùng nổ ở biên giới Việt - Trung, nhạc sĩ Phạm Tuyên đã viết ca khúc mở màn cho dòng nhạc “biên giới phía Bắc” thời kỳ này. Đó là bài Chiến đấu vì độc lập tự do, được dàn hợp xướng Đoàn ca nhạc Đài Tiếng nói Việt Nam biểu diễn lần đầu tiên chỉ vài ngày sau đó. Ca từ rất hào hùng:

Tiếng súng đã vang trên bầu trời biên giới,
gọi toàn dân ta vào cuộc chiến đấu mới...

Nhạc sĩ Phạm Tuyên cho biết thời gian đó, bài hát được phổ biến rất nhanh chóng. Ông còn nhớ như in: "Ngày 20/2/1979, thu thanh ở Đài Tiếng nói Việt Nam. Ngày 9/3, được đăng trên báo Nhân Dân… Sau đó được nghệ sĩ Tuyết Thanh đơn ca. Tháng 4, được đoàn Quân nhạc biểu diễn. Tháng 5, được dạy trên sóng đài phát thanh".

Ông kể thêm, về sau này, khi không khí chính trị và tình hình quan hệ Việt Nam - Trung Quốc đổi khác, một cách không chính thức, bài hát không còn được phổ biến nữa. Cách đây mấy năm, có nhà xuất bản muốn in nó trong một tuyển tập ca khúc của thời kỳ ấy, với điều kiện nhạc sĩ sửa lại một số từ. Ông gạt đi: “Bài hát nào ra đời cũng có giá trị lịch sử của nó. Lúc đó tôi sáng tác hoàn toàn từ cảm xúc của mình. Tình cảm chân thật thì làm sao chối bỏ được?”. Thế là biên tập viên đành bỏ bài hát ra khỏi tuyển tập.

Cùng thể loại hùng ca với Chiến đấu vì độc lập tự do là bài Lời tạm biệt lúc lên đườngcủa nhạc sĩ Vũ Trọng Hối, thật sự là một bản hành khúc viễn chinh đầy bi tráng:

Ngày ra đi, hướng biên cương, gió bấc tràn về lòng anh lạnh buốt.
Nòng súng đen dán câu thơ,
Ý thơ thiệt hay là thơ Lý Thường Kiệt.

Và không thể không nhắc tới bản hùng ca Bốn mươi thế kỷ cùng ra trận (1979) của nhạc sĩ Hồng Đăng. Không trong sáng, thiết tha như “tiếng ve trên đường vắng, hát theo bước hành quân, mãi xa vẫn còn ngân, tiễn tôi ra mặt trận” (Kỷ niệm thành phố tuổi thơ) năm nào, Bốn mươi thế kỷ cùng ra trận hừng hực khí thế cả nước lên đường chiến đấu, một lần nữa.

Lịch sử gọi ta xông lên phía trước
Sẽ viết trọn bài ca anh hùng cứu nước.

Nhạc sĩ Trần Tiến góp vào không khí của thời kỳ đó với bài Những đôi mắt mang hình viên đạn. Ca từ gợi hình ảnh siêu thực: đôi mắt của những người già và trẻ em đang khóc than nơi biên giới.

Nhạc sĩ quân đội Thế Hiển thì có bài Hát về anh, đề cập trực tiếp tới những hy sinh thầm lặng của người lính biên phòng.

Cho tôi ca bài ca về người chiến sĩ nơi tuyến đầu.
Nơi biên cương rừng sâu, anh âm thầm chịu đựng gió sương.
Dẫu có những gian lao,
dẫu có những nhọc nhằn
mang trong trái tim anh trọn niềm tin...

Nơi giang đầu. (Nguồn ảnh: bnbtravel.com)

Tình ca biên giới

Tuy vậy, có sức sống mãnh liệt nhất trong dòng nhạc biên giới vẫn là các bản tình ca. Đậm chất trữ tình, chan chứa tình cảm đôi lứa, đó là điều làm nên sự khác biệt giữa dòng nhạc biên giới với dòng ca khúc trong hai cuộc chiến chống Pháp và nhất là chống Mỹ.

Nếu như nhạc thời chiến tranh chống Mỹ (kể cả tình ca) có phần hào hùng, mang tính cổ vũ chiến đấu cao hơn, thì những khúc tình ca biên giới giờ đây nhiều tình cảm với nỗi nhớ nhung được tô đậm hơn. Ở đây, tình yêu đôi lứa hòa quyện một cách nhuần nhuyễn với tình yêu quê hương đất nước, không hề có sự “lên gân”, “hô khẩu hiệu”. Nói cách khác, nếu nhạc chống Mỹ còn nhiều bài “cứng” thì các ca khúc thời kỳ này mềm mại hơn hẳn, trữ tình hơn hẳn.

Chính vì thế, những bản ballad cách mạng này dễ đi vào lòng người và có sức sống bền lâu. Không ai quên được những nét nhạc và lời ca tha thiết tình cảm của Hoa sim biên giới (Minh Quang), Thư gửi cho nhau (Phan Huấn)…

Nếu em lên biên giới,
Em sẽ gặp bạt ngàn hoa -
- hoa sim, giữa đồi nắng gió, tím như ai chờ mong…

Như một lời thủ thỉ với người thương. Hoa sim biên giới rất được những người lính biên cương yêu thích. Cũng giống như Nơi đảo xa, Chút thư tình của người lính biển là hai ca khúc mà bất cứ chàng lính hải quân nào cũng biết tới và có thể nghêu ngao.

Một điều thú vị là có tới ba bài hát cùng được người yêu nhạc gọi tên là Chiều biên giới.

Chiều biên giới em ơi
Có nơi nào xanh hơn
Như chồi non cỏ biếc
Như rừng cây của lá,
như tình yêu đôi ta…

(Chiều biên giới - nhạc: Trần Chung, thơ: Lò Ngân Sủn)

Chiều biên giới anh thầm nhớ về, nơi em đó bộn bề,
bao nỗi nhớ tha thiết
Hỡi anh có biết những lời em thương
bao ngày qua, tuy rằng xa em để trong lòng…

(Lời thương ta ngỏ cùng nhau - Đức Miêng)

Do thói quen của nhiều khán thính giả Việt Nam là lấy luôn những từ đầu tiên của ca khúc làm tên bài hát, nên bài “quan họ mới" Lời thương ta ngỏ cùng nhau của nhạc sĩ Đức Miêng đã bị nhiều người gọi nhầm là Chiều biên giới.

Bài Chiều biên giới thứ ba là của nhạc sĩ Nguyễn Văn Hiên, sáng tác khi ông đang tham gia chiến đấu ở vùng biên giới phía tây nam của Tổ quốc, năm 1978.

Sinh thời nhạc sĩ Trịnh Công Sơn cũng có một tác phẩm về biên giới - bài Em ở nông trường, em ra biên giới (1981), ông viết như một cách tưởng nhớ 20 cô gái thanh niên xung phong tình cờ gặp mặt, và họ đều đã hy sinh ở biên giới Tây Nam.

Từ biên giới xa chốn em sương mù
Rừng sâu tìm những lối mòn qua...



(Ảnh: Q.M)

Anh hùng, lãng mạn và bình dị

Chất trữ tình nhiều hơn - đó là nét khác biệt; còn điểm chung giữa dòng nhạc biên giới thời này và nhạc chống Mỹ, chống Pháp thời trước vẫn là lòng yêu nước, tinh thần lạc quan và can đảm của người lính. Không một chút bi lụy hay lùi bước trước hiểm nguy.

Mọi thế hệ người yêu nhạc đều sẽ luôn cảm thấy sức trẻ, tình yêu cuộc sống và ý chí của tuổi thanh xuân trong các ca khúc như: Ngày mai anh lên đường (Thanh Trúc, khoảng 1978), Gửi lại em (Vũ Hoàng, 1978, sáng tác trong thời kỳ chiến tranh biên giới Tây Nam),Nơi đảo xa (Thế Song, 1979), Tình ca mùa xuân (nhạc Trần Hoàn, thơ Nguyễn Loan, 1979), Chút thư tình người lính biển (nhạc Hoàng Hiệp, thơ Trần Đăng Khoa, 1981),Cánh hoa lưu ly (Diệp Minh Tuyền), Mùa xuân trên cửa sổ (Xuân Hồng)...

Một vài ca khúc của dòng nhạc biên giới hiện giờ đã "biến mất", nghĩa là không còn được biểu diễn trên các sân khấu lớn, trên sóng truyền hình, hay ghi âm, in ra sách… Việc không lưu hành những bài này là theo một thỏa thuận giữa Việt Nam và Trung Quốc nhằm bình thường hóa hoàn toàn quan hệ giữa hai nước.

Ngoài ra, theo tác giả của bài hát đầu tiên trong dòng "biên giới phía Bắc" - nhạc sĩ Phạm Tuyên với Chiến đấu vì độc lập tự do - thì một ca khúc có thể mang tính lịch sử, nghĩa là chỉ thích hợp với một giai đoạn nào đó.

Dĩ nhiên, với tư cách một nhạc sĩ, ông luôn trân trọng các bài hát của mình và của đồng nghiệp, và mong mọi tác phẩm âm nhạc đều được phổ biến.

Nhiều bản tình ca biên giới khác thì đã được thế hệ ca sĩ trẻ thể hiện lại. Chẳng hạn, Gửi em ở cuối sông Hồng, một thời gắn với tên tuổi Tiến Thành - Thanh Hoa, nay đã đến lớp ca sĩ mới Việt Hoàn - Anh Thơ song ca.

Tình ca mùa xuân do Bảo Yến “ngự trị” năm nào giờ đến lượt Quang Dũng cover. Trọng Tấn cũng đã thể hiện Chiều biên giới, Hoa sim biên giới, Nơi đảo xa (từng gắn với giọng ca bất hủ của ca sĩ Tiến Thành - đã mất vì tai nạn giao thông trong một chuyến lưu diễn phục vụ bộ đội biên phòng, năm 1984) v.v.

Nơi giang đầu đã là nguồn cảm hứng sáng tác như thế đối với các nghệ sĩ. Nó gắn với Tổ quốc, gắn với hình ảnh người lính cầm súng gác cho bình yên miền biên thùy, với mối tình của họ vừa lãng mạn vừa bình dị.

Đẹp và lãng mạn thay là hình ảnh:

Anh ở biên cương, nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt
… Em ở phương xa, cách mười sông ba núi bốn đèo.

Bình dị và cảm động thay là hình ảnh:

Và chúng mình yêu nhau, bắt đầu tự độ ấy
Em đi vào xưởng máy, khi trời còn hơi sương
Và anh lại ra đi, vui như ngày hội
Mùa xuân biên giới, súng anh gác trời xa.

(Tuần Việt Nam)

Trăng khuyết

Tác giả: Phi Tuyết Ba

Anh ngỏ lời yêu em
Vào một đêm trăng khuyết
Bởi tình yêu tha thiết
Biết tròn trước đêm rằm

Em vui lúc trăng tròn
Chạnh lòng khi trăng khuyết
Anh ơi anh có biết
Trăng hay tình lứa đôi ?

Sao anh vội ngỏ lời
Vào một đêm trăng khuyết
Để bây giờ thầm tiếc
Một vầng trăng chưa tròn!

===

Bài hát: Trăng khuyết
Nhạc: Huy Thục
Thơ: Phi Tuyết Ba
Ca sĩ: Tân Nhàn




Một ngàn năm,một vạn năm ư...hừ...hự ..
Con tăm vẫn kiếp con tằm,dắt tơ
Ai ơi chín đợi mười chờ
Chờ ai,ai đợi,ai chờ đợi í..ai
Anh ngỏ lời yêu em vào một đêm trăng khuyết
Bởi tình yêu tha thiết
Biết chọn truớc ư ..đêm rằm
Em vui lúc trăng tròn
Chạnh lòng khi trăng khuyết
Anh ơi anh có biết,trăng hay tình lứa đôi
Sao anh lại ngỏ lời vào đêm trăng khuyết
Để bây giờ thầm tiếc
Một vầng trăng không tròn .

Đánh mất

Tác giả: Thanh Nguyên

Ngày xưa, em như chiếc bóng bên anh, nhỏ nhoi thầm lặng…
Mười năm, em tan ra thành vệt nắng, gió thốc lên chỉ còn đám bụi mờ.
Chuyện tình mình sót lại mấy câu thơ.

Mười năm, anh không ra đi mà như người trở lại.
Ướt đẫm tim anh nước mắt em chiều ấy, dù rằng em dấu mặt vào tay…
Bỗng ngỡ ngàng đôi mắt ấy chiều nay.

Anh không có quyền vui mừng bởi anh đâu cố công tìm kiếm.
Đành hứng chịu cái tát-tay-kỉ-niệm…
Hỡi thời gian, người hãy phán xét đi

Mười năm, em vẫn bé nhỏ như ngày chia tay, có đúng như vậy?
Vẫn xanh non màu lá xưa anh hái – một nhành lan chưa kịp nở hoa.
Lối hẹn xưa cỏ phủ nhạt nhòa….

Ai cắm sẵn trong bình mấy nhành lan tím.
Nhờ hoa dạy anh cách mở đầu câu chuyện.
Mắt em màu cà phê nâu đen, trong ly anh đôi mắt ấy nhìn lên, sâu lắng…
Rạng rỡ môi em – nụ cười cuối ngày của nắng, gió dường như dừng lại chỗ em ngồi.
Chút hương nào gợi nhớ xa xôi…

Em trở lại hay thời gian trở lại?
Anh cố đoán đằng sau vầng trán ấy, cô bé ngày xưa, em đang nghĩ gì?
Đang nghĩ gì? Van em nói ra đi…

===

Bài hát: Đánh mất
Nhạc: Hoàng Hiệp - Thơ: Thanh Nguyên


Thứ Ba, 21 tháng 9, 2010

Khi mỗi ngày ta biết sống vì nhau

Tác giả: Phan Thế Cải

Khi mỗi ngày ta biết sống vì nhau
Ngày lại đẹp theo vần thơ anh viết
Cuộc đời chẳng lẻ loi đơn chiếc
Khi mỗi ngày ta biết sống vì nhau

Ta gắn mình với hiện tại mai sau
Với ngôi nhà với mọi người thân thuộc
Mở trang sách càng yêu thêm đất nước
Bao vất vả qua đi
Sự im lặng không lời

Từ buổi có con em cất tiếng ru hời
Ta dành dụm đồng lương ít ỏi
Sắm cho con đồ chơi
Mua cho con quả chuối
Xe thêm chiếc ghế mây vào nhà trẻ sớm chiều

Hạnh phúc chúng mình đứa con nhỏ nâng niu
Anh và em gầy đi sau mỗi lần con ốm
Việc riêng chung hàng ngày bề bộn
Những giận hờn như cơn gió thoảng qua

Anh thay em tỉa bớt cọng rau già
Nổi lửa nấu cơm khi em về muộn
Đêm khuya rồi đèn em còn chong ngọn
Lo chấm bài vá lại áo cho anh

Ta sống với nhau có nghĩa có tình
Dẫu thức ăn chưa ngon nhà có khi vơi gạo
Em vẫn là em với tấm lòng thơm thảo
Lời mặn nồng như thuở mới yêu anh.

Bạn bè ta thân thiết ở xung quanh
Những vui buồn cùng nhau chia sẻ
Thời gian đi qua tâm hồn vẫn trẻ
Khi mỗi ngày ta biết sống vì nhau.

Trung Thu

Trung thu là tết thiếu nhi
Mà sao người lớn lại đi là nhiều.
Đi nhiều rồi lại làm liều,
Làm liều rồi lại có nhiều thiếu nhi.

Những cái nhất của nhà Hậu Lê

Nhà Hậu Lê là triều đại lớn trong lịch sử Việt Nam, mặc dù quyền bính thăng trầm không dứt nhưng triều đại này có những đóng góp tích cực cho sự phát triển của đất nước và để lại dấu ấn sâu đậm trong xã hội trên mọi phương diện. Những cái nhất dưới đây phác họa phần nào hình ảnh về vương triều này.

Thời Lê Sơ : 100 năm ánh sáng và bóng tối

Trong lịch sử dân tộc ta, có thể nói thời Lê Sơ là một thời kỳ xán lạn. Sau năm thế kỷ độc lập và văn hiến nhờ những tướng tài, vua giỏi, và trí thức lớn của các đời từ Ngô tới Trần, nhà Hồ có tội để mất nước (1407) vào tay nhà Minh.

Nhưng rồi khởi nghĩa Lam Sơn bùng nổ (1418) đưa tới những chiến thắng vang dội khiến quan quân Minh phải rút về Tàu; nền độc lập dân tộc được phục hồi, một triều đại mới được thành lập. Ánh sáng của tự chủ tự do đã lại trở về với Đại Việt, với kinh đô cũ Thăng Long được triều Lê Sơ cho một tên gọi mới là Đông Đô để phân biệt với Lam Kinh ở Thanh Hóa, còn gọi là Tây Đô hay Tây Kinh.

Chút tình đầu

Đỗ Trung Quân

Những chiếc giỏ xe chở đầy hoa phượng
Em chở mùa hè của tôi đi đâu?
Chùm phượng vĩ em cầm là tuổi tôi mười tám
Thuở chẳng ai hay thầm lặng – mối tình đầu

Mối tình đầu của tôi có gì?
Chỉ một cơn mưa bay ngoài cửa lớp
Là áo người trắng cả giấc ngủ mê
Là bài thơ cứ còn hoài trong cặp
Giữa giờ chơi mang đến lại… mang về.

Mối tình đầu của tôi là anh chàng tội nghiệp
Mùa hạ leo cổng trường khắc nỗi nhớ vào cây
Người con gái mùa sau biết có còn gặp lại
Ngày khai trường áo lụa gió thu bay…

Mối tình đầu của tôi có gì?
Chỉ một cây đàn nhỏ
Rất vu vơ nhờ bài hát nói giùm
Ai cũng cũng hiểu – chỉ một người không hiểu
Nên có một gã khờ ngọng nghịu mãi… thành câm.

Những chiếc giỏ xe chở đầy hoa phượng
Em hái mùa hè trên cây
Chở kỷ niệm về nhà
Em chở mùa hè đi qua còn tôi đứng lại
Nhớ ngẩn người tà áo lụa nào xa.

===
Bài hát: Phượng hồng
Nhạc: Vũ Hoàng
Thơ: Đỗ Trung Quân


Thơ viết ở biển

Hữu Thỉnh

Anh xa em
Trăng cũng lẻ
Mặt trời cũng lẻ
Biển vẫn cậy mình dài rộng thế
Vắng cánh buồm một chút đã cô đơn

Gió không phải là roi
mà vách núi phải mòn
Em không phải là chiều
mà nhuộm anh đến tím
Sóng chẳng đi đến đâu
nếu không đưa em đến
Dù sóng đã làm anh
Nghiêng ngả
Vì em
---------

Bài hát: Biển, nỗi nhớ, và em
Thơ: Hữu Thỉnh

Nhạc: Phú Quang

Em xa anh, trăng cũng chợt lẻ loi thẫn thờ
Biển vẫn thấy mình dài rông thế
Xa cánh buồm, một chút đã cô đơn
Gió âm thầm không nói
Mà sao núi phải mòn
Anh đâu phải là chiều
Mà nhuộm em đến tím
Sóng có nghĩa gì đâu
Nếu chiều nay anh chẳng đến
Dù sóng đã làm em nghiêng ngã vì anh.

Thành phố tình yêu và nỗi nhớ

Nguyễn Nhật Ánh

Hàng me xanh ngắt
Có tự bao giờ
Mà nay đứng đó
Cho em làm thơ

Con đường ta qua
Đến nay bao tuổi
Em qua trăm buổi
Em lại nghìn lần
Sao còn bối rối
Khi cầm tay anh.

Bầu trời hình vuông
Nằm trên cao ốc
Mặt trời đứng nấp
Sau những mái nhà
Để dành bóng mát
Cho người đi xạ.

Em ơi, lắng tai
Nghe thành phố thở
Bằng tiếng sóng vỗ
Dưới những thân tàu
Bằng hương rừng già
Trên vai bộ đội
Bằng hương đồng nộị
Thanh niên xung phong
Bằng mùi dầu xăng
Bằng bao tiếng động
Âm thanh cuộc sống.

Gõ đến ngày đêm
Anh đi cùng em
Qua trăm góc phố
Lòng chẳng hề quên
Từng viên đá nhỏ.

Nay chiến trường xa
Dẫu nhiều gian khổ
Trái tim thành phố
Vẫn đập trong người
Như là cuộc sống
Như là tình yêu
Như là nỗi nhớ
Suốt đời mang theo

---------
Bài hát: THÀNH PHỐ TÌNH YÊU VÀ NỖI NHỚ
Nhạc: Phạm Minh Tuấn

Thơ:Nguyễn Nhật Ánh

Có tự bao giờ hàng cây xanh ngát
mà nay đứng đó cho em làm thơ.

Con đường ta qua đến nay bao tuổi
em qua trăm buổi em lại ngàn lần
mà sao bối rối khi cầm tay anh

Em ơi hãy lắng nghe
Em ơi hãy lắng nghe, nghe thành phố thở
bằng tiếng sóng vỗ dưới những thân tàu
bằng hương rừng già trên vai bộ đội
Bằng gương đồng đội thanh niên xung phong
bằng những tấm lòng chờ mong chờ mong

Em ơi hãy lắng nghe
Em ơi hãy lắng nghe, nghe thành phố thở
Bằng đôi chim nhỏ bay giữa bầu trời...
Bằng đôi nụ cười trên môi chờ đợi
Bằng hoa phượng đỏ thương ai trao ai
Tươi thắm cuộc đời ta xây tương lai

Từ nơi chiến trường xa nhiều gian khổ
Vẫn mang trong lòng trái tim thành phố
Như là cuộc sống...
Như tình yêu...
Và nỗi nhớ... suốt đời, suốt đời mang theo.

Những ca khúc gợi nhớ về thời ấu thơ

Tuổi thơ bé với biết bao mộng mơ, vụng dại đã trở thành cảm hứng cho nhiều nhạc sĩ. Dưới đây là 10 ca khúc quốc tế nổi tiếng, ghi lại những ký ức về một thời trong trẻo, ngây thơ.

1. "Yesterday Once More" - The Carpenters

"... All my best memories
Come back clearly to me
Some can even make me cry
Just like before
It's yesterday once more..."

"... Những kỷ niệm đẹp nhất
Chợt ùa về trong tôi như thưở nào
Nhiều điều còn khiến tôi rơi lệ
Hệt như những ngày xưa cũ
Ngày hôm qua trở lại..."

Ban nhạc The Carpenters. Ảnh: Dailymail.

Ca khúc đã trở thành bất tử của nhóm nhạc nổi tiếng The Carpenters. Yesterday Once More nằm trong album Now and Then phát hành năm 1973 và đã đạt vị trí số một ở nhiều bảng xếp hạng trên thế giới. Bài hát có thể khiến bất kỳ ai cũng bồi hồi, xao xuyến mỗi khi giai điệu du dương cùng giọng hát ấm áp của nữ ca sĩ Karen Carpenter cất lên. Người nghe như tìm thấy chính tuổi thơ của mình với biết bao kỷ niệm tươi đẹp trong từng câu hát. Ký ức thời thơ ấu là những gì thân thuộc nhất, đáng nhớ nhất trong cuộc đời mỗi con người mà sẽ chẳng bao giờ có thể tìm lại được. Trong nhịp sống quay cuồng và hối hả hôm nay, đôi khi chúng ta cũng cần có một chút khoảnh khắc tĩnh lặng trong tâm hồn để "hồi tưởng lại ngày hôm qua."

2. "Que Sera, Sera" (Whatever Will Be, Will Be) - Doris Day

"... When I was just a little girl
I asked my mother, what will I be
Will I be pretty, will I be rich
Here's what she said to me
Que sera, sera, whatever will be, will be...".

"... Ngày trước khi mới chỉ là một cô bé
Tôi thường hỏi mẹ tôi rằng khi lớn lên con sẽ thế nào
Liệu con có xinh đẹp, giàu có
Và mẹ tôi đã trả lời rằng
Biết ra sao ngày sau, điều gì đến sẽ đến..."

Ca sĩ Doris Day. Ảnh: FF.

Khi còn thơ bé, ai cũng đều thắc mắc không biết tương lai mình sẽ ra sao, điều gì sẽ xảy ra và thường hay hỏi cha mẹ những câu hỏi ngây ngô đó. Điều này cũng được thể hiện trong ca từ của Que Sera Sera - một trong những bài hát ru nổi tiếng nhất trên thế giới, do nữ ca sĩ kiêm diễn viên Doris Day thể hiện. Que Sera Sera lần đầu tiên xuất hiện trong bộ phim The Man Who Knew Too Much năm 1956. Ngay sau đó, ca khúc này đã giành giải Oscar cho "Bài hát trong phim hay nhất". Những giai điệu trong sáng, tươi vui của Que Sera Sera đưa người nghe trở về với sự ngây thơ, hồn nhiên khi còn là một đứa trẻ. Ca khúc này cũng mang triết lý, rằng tương lai là thứ không thể nói trước được, mọi điều đều có thể xảy ra, cái gì đến sẽ đến. Người yêu nhạc Việt Nam cũng từng biết đến Que Sera Sera với phiên bản tiếng Việt có tên Biết ra sao ngày sau.

3. "This Used To Be My Playground" - Madonna

"... This used to be my playground
This used to be my childhood dream
This used to be the place I ran to
Whenever I was in need of friend..."

"... Nơi đây đã từng là sân chơi của tôi
Nơi đây là từng là giấc mơ thuở thơ ấu của tôi
Đã từng là nơi tôi chạy đến
Mỗi khi cần một người bạn..."

Đây là bản ballad nổi tiếng của nữ hoàng nhạc pop Madonna và từng leo lên vị trí cao nhất của bảng xếp hạng âm nhạc Mỹ Billboard vào năm 1992. This Used To Be My Playground là lời tâm sự buồn của một người khi thăm lại nơi đã gắn bó với tuổi thơ mình. Con người ấy bùi ngùi nhớ lại những kỷ niệm xưa cũ và cảm thấy luyến tiếc một thời đã qua. Cuộc sống thật quá ngắn ngủi và thời gian cứ lặng lẽ trôi đi để khi nhìn lại, ta cảm thấy mình đang già đi. Lúc đó, tuổi thơ trở thành những ký ức không thể nào quên và sẽ mãi lưu giữ trong tâm trí của mỗi người.

4. "Childhood" - Michael Jackson

"... Have you seen my childhood?
I'm searching for that wonder in my youth
Like pirates and adventurous dreams
Of conquest and kings on the throne..."

"... Bạn đã trải qua một tuổi thơ như tôi chưa?
Tôi tìm kiếm những điều tuyệt vời nhất của thời ấu thơ
Như tên cướp biển với những ước mơ được phiêu lưu
Như cuộc chinh phục ngai vàng của các ông vua..."

Ai cũng từng mơ ước tìm hiểu và khám phá những điều kỳ diệu của cuộc sống khi còn thơ bé. Ca khúc Childhood của ông vua nhạc pop Michael Jackson vẽ nên một thế giới tuổi thơ mà ở đó có những cuộc phiêu lưu, những câu chuyện thần tiên. Lời ca của Childhood còn có ý nghĩa sâu sắc khi chống lại sự phân biệt đối xử trong xã hội. Câu chuyện kể của một cậu bé lang thang ẩn chứa trong từng câu hát đã thực sự khiến người nghe cảm động. Cậu bé ấy từng trải qua một tuổi thơ cơ cực khi bị mọi người xa lánh, kỳ thị nhưng cậu vẫn không ngừng ước mơ và luôn tìm kiếm những điều tốt đẹp nhất trong cuộc sống. Đến khi trưởng thành, chính tuổi thơ với những nỗi đau và sự nếm trải đã biến cậu bé lang thang ngày nào trở thành một con người có tâm hồn và trái tim rộng mở.

5. "Those Were The Days" - Mary Hopkin

"... Those were the days my friends
We thought they'd never end
We'd sing and dance forever and a day
We'd live the life we choose
We'd fight and never lose..."

"... Những ngày xa xưa đó, bạn của tôi ơi
Chúng ta đã nghĩ sẽ không bao giờ kết thúc
Chúng ta mãi ca hát và nhảy múa cho đến một ngày
Ta sẽ sống một cuộc đời mà mình đã lựa chọn
Ta sẽ đấu tranh và không bao giờ thất bại..."

Ca sĩ Mary Hopkin. Ảnh: Mail.

Những giai điệu đậm chất dân ca Nga của nhạc sĩ Boris Fomin đã chinh phục hàng triệu người nghe trên thế giới qua nhiều thế hệ. Ca khúc này có tên gốc là Дорогой длинною và đã được dịch ra rất nhiều ngôn ngữ khác nhau, trong đó có cả tiếng Việt (Tình ca du mục). Nhưng nổi tiếng hơn cả vẫn là phiên bản tiếng Anh Those Were The Days với phần thể hiện của nữ ca sĩ Mary Hopkin. Khi lớn lên, con người luôn bị cuốn theo công việc, dự định và những lo toan trong cuộc sống thường ngày. Đến khi bất chợt gặp lại những người bạn cũ rồi cùng ngồi bên nhau ôn lại kỷ niệm thời thơ ấu, lúc đó chúng ta dường như được sống lại những ngày tháng trước và những giây phút ấy thực sự rất đáng trân trọng. Đó chính là nội dung của Those Were The Days.

6. "Forever" - Stratovarius

"... I stand alone in the darkness
The winter of my life came so fast
Memories go back to my childhood
To days I still recall..."

"... Tôi đứng một mình trong bóng tối
Mùa đông của cuộc đời, ôi sao đến thật nhanh
Những ký ức đưa tôi quay trở lại thời thơ ấu
Cho đến tận bây giờ tôi vẫn nhớ..."

Ba diễn viên chính trong phim Mối tình đầu của Hàn Quốc. Ảnh: News.

Từng được dùng làm nhạc nền cho bộ phim tình cảm nổi tiếng của truyền hình Hàn Quốc có tên "Mối tình đầu", Forever của nhóm nhạc đến từ Phần Lan Stratovarius đã khiến biết bao con tim thổn thức với câu chuyện tình yêu đẫm nước mắt. Nhưng ý nghĩa thực sự của Forever lại là về một con người đang đắm chìm trong những ký ức của ngày xưa. Người đó cảm thấy nuối tiếc cuộc sống, tuổi trẻ và khát khao muốn trở lại thời ấu thơ hạnh phúc, không có sự khổ đau, được vui đùa trên những cánh đồng xanh mướt dưới ánh mặt trời. Khi chúng ta phải đối mặt với những khó khăn trong cuộc sống, bất chợt trong khoảnh khắc mơ hồ ta lại hướng về một thời ấu thơ đẹp đẽ trong quá khứ và dâng trào những cảm xúc không thể nói thành lời. Đây cũng là tâm sự mà nhóm Stratovarius muốn truyền tải đến người nghe thông qua những giai điệu buồn man mác của Forever.

7. "Auld Lang Syne" - Robert Burns

"... Should auld acquaintance be forgot
And never brought to mind?
Should auld acquaintance be forgot
And days of auld lang syne? ..."

"... Liệu ta có nên quên đi những người bạn cũ năm xưa
Và không bao giờ nhớ gì nữa?
Liệu ta có nên quên đi những người bạn xưa ấy
Và những ngày xưa êm đềm? ... "

Không chỉ là quốc ca của Scotland, Auld Lang Syne còn là ca khúc quen thuộc của nhiều trẻ em trên thế giới. Nhà thơ Robert Burns đã tạo nên tác phẩm bất hủ này vào năm 1788 và ngay lập tức được yêu thích trên khắp thế giới. Giai điệu da diết và tình cảm của Auld Lang Syne đưa người nghe trở lại với những ngày xưa êm đềm với ký ức về những người bạn cũ cùng các kỷ niệm khó phai. Bên cạnh Happy New Year của nhóm Abba, Auld Lang Syne cũng là giai điệu thường được ngân vang vào thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới. Đó là khoảng thời gian để ta nhìn lại những năm tháng đã qua với nỗi xúc động nghẹn ngào và hướng tới tương lai trong niềm vui, niềm hân hoan. Ca khúc này còn được dùng làm nhạc nền trong bộ phim kinh điển Waterloo Bridge vào năm 1940, có sự tham gia của huyền thoại màn bạc Vivien Leigh.

8. "Yesterday When I Was Young" - Shirley Bassey

"... Yesterday when I was young
The taste of life was sweet as rain upon my tongue
I teased at life as if it were a foolish game
The way the evening breeze may tease a candle flame
The thousand dreams I dreamed, the splendid things I planned..."

"... Ngày trước khi tôi còn trẻ
Hương vị của cuộc sống thật ngọt ngào hệt như những hạt mưa thấm nơi đầu lưỡi
Tôi đùa giỡn với cuộc đời như thể đó là một trò chơi ngớ ngẩn
Buổi tối mang theo cái giá lạnh như khiêu khích những ngọn nến đang rực cháy
Hàng ngàn giấc mơ tôi vẫn mơ, những điều tuyệt vời mà tôi đã dự định làm..."

Giai điệu buồn bã và có phần hoài cổ trong ca khúc Yesterday When I Was Young khiến người nghe như hồi tưởng lại về một thời đã xa. Tuổi thơ là quãng thời gian tuyệt vời nhất và để lại nhiều ấn tượng nhất trong cuộc đời mỗi con người. Ở nơi đó có những ngày tháng vui tươi, hồn nhiên, những trò chơi, những giấc mơ và có cả những sự day dứt, tiếc nuối, thất bại của một thời bồng bột. Cảm xúc về thời ấu thơ của con người có thể thay đổi theo thời gian nhưng những ký ức về nó thì mãi mãi là bất diệt. Hãy sống hết mình với nhiệt huyết của tuổi trẻ để khi trưởng thành sẽ không phải nuối tiếc bởi "ngày hôm qua" sẽ chẳng bao giờ có thể tìm lại được. Rất nhiều nghệ sĩ nổi tiếng thế giới đã từng thể hiện thành công ca khúc này nhưng ấn tượng hơn cả có lẽ là giọng ca mang đầy tâm sự của diva lừng danh một thời Shirley Bassey.

9. "Seasons In The Sun" - Westlife

"... Goodbye to you my trusted friend
We've known each other since we were nine or ten
Together we've climbed hills and trees
Learned of love and ABC's..."

"... Tạm biệt cậu, người bạn thân thiết của tôi
Chúng ta biết nhau từ thưở mới lên 9 hay 10
Ta đã cùng nhau băng qua những ngọn đồi và những tán cây
Học cách yêu thương và tiếp nhận tri thức..."

Ban nhạc Westlife. Ảnh: People.

Phiên bản gốc của ca khúc này có tên là Le Moribond của ca sĩ Jacquet Brel đến từ Bỉ. Le Moribond có ý nghĩa là lời giã từ của một người đàn ông trong lúc chờ hành quyết vì đã giết người bạn thân khi biết vợ mình ngoại tình với người đó. Đến năm 1974, nam ca sĩ Terry Jacks lần đầu tiên chuyển thể bài hát này thành tiếng Anh với tên gọi Seasons In The Sun. Ý nghĩa của bài hát lúc này lại là về những tâm sự chân thành của một con người sắp rời xa cõi đời. Người ấy cảm nhận được giá trị của cuộc sống và tình cảm giữa con người với con người. Những hoài niệm đẹp đẽ về thời thơ ấu hiện lên trong từng câu hát. Đến năm 2000, boyband người Ireland Westlife cover lại ca khúc này và rất được những người yêu nhạc Việt Nam ưa chuộng. Seasons In The Sun giống như là lời tạm biệt của một người sắp ra đi gửi đến bạn bè, gia đình, người yêu và cả những kỷ niệm của một thời quá khứ.

10. "Donna Donna" - Claude Francois

"... Il était une fois un petit garçon
Qui vivait dans une grande maison
Sa vie n'était que joie et bonheur
Et pourtant au fond de son cœur
Il voulait devenir grand..."

"... Ngày xửa ngày xưa có một cậu bé nọ
Sống trong một ngôi nhà lớn
Cuộc đời cậu bé chỉ toàn niềm vui và hạnh phúc
Vậy mà sâu thẳm trong trái tim
Cậu bé luôn mong muốn trở thành người lớn..."

Một ca khúc nhạc country đi cùng năm tháng đã quá quen thuộc với người yêu nhạc trên toàn thế giới. Những giai điệu êm dịu, nhẹ nhàng đưa người nghe đến với câu chuyện về cuộc đời của một cậu bé từ những ngày ấu thơ cho đến khi trưởng thành. Trải qua một hành trình dài để rồi cuối cùng cậu bé nhận ra rằng cuộc đời có quá nhiều sự khổ đau và thất vọng và lại buồn rầu nhớ về thời ấu thơ hạnh phúc. Một quy luật thường thấy ở con người: khi còn bé thơ ta luôn mong muốn trở thành người lớn nhưng khi lớn lên lại mong muốn mình bé lại nằm trong vòng tay chăm sóc của cha mẹ. Lời tự sự buồn trong Donna Donna gợi nhớ về quãng đời thơ ấu đã qua và mang đến cho người nghe sự thấm thía cuộc đời. Phiên bản tiếng Anh của Donna Donna cũng rất nổi tiếng qua giọng ca của nữ ca sĩ Joan Baez.

Mai Như Ngọc

Hai sắc hoa ti gôn

T.T.K.H


Một mùa thu trước, mỗi hoàng hôn
Nhặt cánh hoa rơi chẳng thấy buồn
Nhuộm ánh nắng tà qua mái tóc
Tôi chờ người đến với yêu đương

Người ấy thường hay ngắm lạnh lùng
Dải đường xa vút bóng chiều phong
Và phương trời thẳm mờ sương cát
Tay vít dây hoa trắng chạnh lòng

Người ấy thường hay vuốt tóc tôi
Thở dài trong lúc thấy tôi vui
Bảo rằng: hoa giống như tim vỡ
Anh sợ tình ta cũng vỡ thôi

Thuở đó nào tôi đã hiểu gì
Cánh hoa tan tác của sinh ly
Cho nên cười đáp: Màu hoa trắng
Là chút lòng trong chẳng biến suy

Đâu biết lần đi một lỡ làng
Dưới trời đau khổ chết yêu đương
Người xa xăm quá, tôi buồn lắm!
Trong một ngày vui pháo nhuộm đường

Từ đấy thu rồi, thu lại thu
Lòng tôi còn giá đến bao giờ
Chồng tôi vẫn biết tôi thương nhớ
Người ấy, cho nên vẫn hững hờ

Tôi vẫn đi bên cạnh cuộc đời
Ái ân lạt lẽo của chồng tôi
Mà từng thu chết, từng thu chết
Vẫn giấu trong tim bóng một người

Buồn quá! Hôm nay xem tiểu thuyết
Thấy ai cũng ví cánh hoa xưa
Nhưng hồng, tựa trái tim tan vỡ
Và đỏ như màu máu thắm pha

Tôi nhớ lời người đã bảo tôi
Một mùa thu trước rất xa xôi
Đến nay tôi hiểu thì tôi đã
Làm lỡ tình duyên cũ mất rồi

Tôi sợ chiều thu phớt nắng mờ
Chiều thu, hoa đỏ rụng chiều thu
Gió về lạnh lẽo, chân mây trắng
Người ấy sang sông đứng ngóng đò

Nếu biết rằng tôi đã lấy chồng
Trời ơi, người ấy có buồn không?
Có thầm nghĩ tới loài hoa vỡ
Tựa trái tim phai, tựa máu hồng ./.

Bài thơ đôi dép

Tác giả: Nguyễn Trung Kiên

Bài thơ đầu tiên anh viết tặng em
Là bài thơ anh kể về đôi dép
Khi nỗi nhớ ở trong lòng da diết
Những vật tầm thường cũng viết thành thơ

Hai chiếc dép kia gặp gỡ tự bao giờ
Có yêu đâu mà chẳng rời nửa bước
Cũng gánh vác những nẻo đường xuôi ngược
Lên thảm nhung, xuống cát bụi cùng nhau

Cùng bước cùng mòn không kẻ thấp người cao
Cùng chia sẻ sức người chà đạp
Dẫu vinh nhục không đi cùng người khác
Số phận chiếc này phụ thuộc chiếc kia

Nếu ngày nào một chiếc dép mất đi
Mọi thay thế sẽ trở thành khập khễnh
Giống nhau lắm nhưng người đi sẽ biết
Hai chiếc này chẳng phải một đôi đâu

Cũng như mình trong những phút vắng nhau
Bước hụt hẫng cứ nghiêng về một phía
Dẫu bên cạnh đã có người thay thế
Mà trong lòng nỗi nhớ cứ chênh vênh

Đôi dép vô tư khắn khít bước song hành
Chẳng thề nguyền mà không hề giả dối
Chẳng hứa hẹn mà không hề phản bội
Lối đi nào cũng có mặt có đôi

Không thiếu nhau trên những bước đường đời
Dẫu mỗi chiếc có một bên phải trái
Nhưng anh yêu em bởi những điều ngược lại
Gắn bó đời nhau bởi một bước đi chung

Hai mảnh đời thầm lặng bước song song
Sẽ dừng lại khi chỉ còn một chiếc
Chỉ còn một là không còn gì hết
Nếu không tìm được chiếc thứ hai kia

Cuộc đời ta mãi mãi chẳng xa lìa
Mất một chiếc, chiếc kia vào sọt rác
Hay cố lê bên những gì phế thải
Sống âm thầm nơi xó góc tối đen

Rồi ngày kia buồn chán không ánh đèn
Chiếc còn lại cũng ra đi vĩnh viễn
Ngày ra đi không một người đưa tiễn
Nhưng vui lòng vì gặp lại chiếc kia

Một nơi xa hai chiếc chẳng chia lìa
Vì đã thoát khỏi cảnh đời ô trọc
Không hơn thua ghét ghen hay lừa lọc
Bước song hành một dạ đến ngàn thu
[1][2]

Chú thích

  1. Ba khổ cuối của bài thơ không được phổ biến.
  2. Về tác giả của bài thơ, hiện có nhiều tranh cãi. Đa số cho là Nguyễn Trung Kiên, một số cho là Thuận Hóa, lại có một số ý kiến cho đây là một bài thơ dịch.

Vùng văn hoá Trung Bộ, xứ Thanh - Nghệ

Xứ Thanh là mảnh đất ở nơi bắt đầu dải đất miền Trung. Nơi ấy là nắng rát, là gió Lào, là cát trắng và rì rào biển xanh. Nơi ấy là nơi gắn liền với những danh nhân văn hóa nổi tiếng, với quần thể tháp Chăm kéo dài từ Quảng Bình cho đến tận Ninh Thuận - Bình Thuận, với đền đài, lăng tẩm triều Nguyễn...Xin mời đến với miền trung để chúng ta hiểu thêm những đặc điểm về tính cách và tinh hoa của vùng đất vùng người nơi đây.
Kỳ này xin giới thiệu 2 xứ Thanh - Nghệ, nơi bắt đầu cái đòn gánh cong hai đầu miền Trung.

I. Khái quát về vùng văn hóa Trung bộ
1. Đặc điểm môi trường tự nhiên xã hội

Nếu nhìn từ góc độ hành chính, lâu nay, người ta hay xếp Thanh - Nghệ - Tĩnh cũng thuộc Trung Bộ, và coi là Bắc Trung Bộ. Có nhà địa lí học nói rằng, trên một ý nghĩa nào đó, châu thổ sông Mã, sông Cả chỉ là sự "nối dài của châu thổ Bắc Bộ". Chúng tôi không hoàn toàn nghĩ như vậy, song về mặt văn hóa, từ trước - sau công nguyên, Thanh - Nghệ - Tĩnh đã thuộc không gian văn hóa Đông Sơn, trước đó nữa, có những di tích có tính chất của văn hóa Phùng Nguyên, nếu phải nhìn xa hơn thì cồn sò hến Đa Bút, cồn Cổ Ngựa và các di chỉ hang động xứ Thanh là thuộc về không gian văn hóa Hòa Bình, Bắc Sơn. Cả giới địa học và dân tộc học, văn hóa học đều coi miền núi Thanh - Nghệ là sự nối dài cùng một dải của sơn hệ Tây Bắc - Bắc Bộ. Cố nhiên, Thanh - Nghệ - Tĩnh đã là không gian văn hóa Việt cổ (Lạc Việt cũng với cách nghĩ như vậy, nên chúng tôi cho rằng vùng Thanh - Nghệ - Tĩnh thuộc vùng văn hóa Bắc Bộ). Do vậy, vùng văn hóa Trung Bộ là vùng đất thuộc lãnh thổ các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận và thành phố Đà Nẵng hiện nay. Nói đến miền Trung như một tổng thể hệ thống nằm trong tổng thể hệ thống Việt Nam, người ta thường chú ý đến các đặc điểm sau đây:

Thứ nhất, địa hình miền Trung hẹp theo chiều ngang Đông Tây, nếu quay mặt về đông thì trước mặt mỗi người dân Trung Bộ sẽ là Biển Đông, sau lưng là dãy Trường Sơn.
Thứ hai, địa hình miền Trung Bộ chia cắt theo chiều dọc Bắc Nam, bởi các đèo là những dãy núi đồi tách từ Trường Sơn đâm ngang ra biển. Nếu tính từ Tam Điệp đèo Ba Dội thuộc xứ Thanh thì cứ một đèo, một đèo lại một đèo, lặp đi lặp lại qua đèo Hoàng Mai, đèo Ngang, đèo Hải Vân, đèo Cù Mông v.v.. Đây là chỉ kể các đèo con, chứ thật ra còn nhiều đèo khác, chẳng hạn đèo Lý Hòa, núi Lễ Dễ (hay núi Ma Cô) ở giữa Quảng Bình, đèo Bình Đê ở khoảng giữa Quảng Ngãi và Bình Định. Dưới chân đèo là các sông lớn nhỏ, đều chảy ngang theo chiều Đông Tây ra biển, sông ngắn, nước biếc xanh, ít phù sa, châu thổ hẹp, nhiều cửa sông sâu tạo thành các vịnh, cảng. Vận động tạo sơn còn "ném" ra biển xa các đảo và quần đảo. Chưa kể các quần đảo san hô xa khơi như Hoàng Sa, Trường Sa, chỉ nói các hòn đảo gần bờ như Hòn Gió (Quảng Bình); Cồn Cỏ (Quảng Trị), Cù Lao Chàm (Quảng Nam), Lý Sơn (Quảng Ngãi), Phú Quý (Phú Yên), Hòn Tre (Khánh Hòa) v.v..., tạo ra những "bình phong" ngăn chặn bớt sóng gió Biển Đông. Suốt dải đất miền Trung Bộ, đường bờ biển Việt Nam "ưỡn" cong, "lồi" ra phía sau Biển Đông, đành rằng hướng gió bão, sóng thần, nhưng luồng cá biển cũng chạy gần bờ hơn, so với miền Bắc. Sát bờ biển, từ Quảng Bình trở vô Nam, Ngãi, Bình, Phú có các dải cồn cát chạy dọc dài bắc Nam ghi dấu những đường biển cũ. Ở giữa các dải cồn cát là một vùng trũng nối phân bố xóm làng và ruộng lúa ngày nay. Chân cồn là những bàu nước ngọt.
Thứ ba là khí hậu, miền Trung lại có mùa mưa lệch pha với hai đầu Bắc Nam đất nước, ở miền Trung, lại gặp gió Tây rất khô nóng, thổi từ Lào qua (xưa người vẫn gọi là gió Lào tạo ra sự khô rang cho miền Trung, như Chế Lan Viên từng thốt lên chua xót: Ôi gió Lào ơi, Ngươi đừng thổi nữa - Những ruộng đói mùa, những đồng đói cỏ - Những đồi sim không đủ quả nuôi người.

Mặt khác, với Đại Việt, từ năm 1059, vùng Quảng Bình thuộc về nhà Lý, năm 1336, Châu Ô, Châu Lý (tức vùng Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế ngày nay) thuộc về nhà Trần, năm 1470 vùng đất từ núi Thạch Bi (nay thuộc Phú Yên) trở ra thuộc nhà Lê. Năm 1558, Nguyễn Hoàng vào trấn phủ xứ Thuận Hóa. Từ đó, Nguyễn Hoàng bắt đầu "kinh doanh dải đất' (chữ dùng của GS. Đinh Gia Khánh) miền Trung. Nói khác đi là sự nghiệp khai phá miền Trung được đẩy lên một bước mới. Rồi hai trăm năm chiến tranh giữa Đàng Trong và Đàng Ngoài, miền Trung trở thành lãnh địa được các chúa Nguyễn tạo ra vô ý thức đối kháng với Đàng Ngoài. Kinh đô của vương triều này là vùng Phú Xuân. Phong trào nông dân khởi nghĩa thế kỉ XVIII làm lung lay chế độ phong kiến. Năm 1788, Nguyễn Huệ lên ngôi vua ở Phú Xuân, đất nước được thống nhất trên cơ bản. Năm 1802, dựa vào thế lực của phương Tây, Nguyễn Ánh chiến thắng vương triều Tây Sơn, cai quản một đất nước thống nhất. Từ 1802 đến 1945, nhà Nguyễn đặt kinh đô ở Huế. Như vậy là miền Trung, đã có một thời ít nhất với ba vương triều: các chúa Nguyễn, nhà Tây Sơn, nhà Nguyễn, có xứ Huế, là thủ phủ của xứ Đàng Trong, kinh đô của cả nước. Trải qua tiến trình lịch sử, vùng Trung Bộ là trạm trung chuyển, đất đứng chân để người Việt tiến về phía Nam mở cõi, lại là vùng biên viễn của Đại Việt, nơi diễn ra sự giao lưu trực tiếp giữa người Việt và người Chăm…Chính những đặc điểm tự nhiên, xã hội, lịch sử này của Trung Bộ sẽ tạo cho vùng văn hóa Trung Bộ những đặc điểm riêng, so với các vùng văn hóa Việt Nam.

Hàng thú đá tại Lam Kinh - Thanh Hóa

2. Đặc điểm chung của vùng văn hóa Trung Bộ
Do vị thế địa chính trị, địa văn hóa đặc biệt của xứ Huế, nên xứ Huế đã như một tiểu vùng có gương mặt văn hóa khá độc đáo, vì thế, chúng tôi trình bày những đặc điểm chung của vùng Trung Bộ, và nhìn nhận riêng vùng văn hóa Huế.

Khác với Nam Bộ được khai phá muộn hơn, khác với Bắc Bộ là đia bàn tụ cư và khai thác lâu đời của người Việt, vùng Trung Bộ một thời kì dài thuộc các tiểu quốc của vương quốc Chăm-pa. Trước khi người Việt vào nơi này, Nền văn hóa chăm pa một thời rạng rỡ, như một ánh hào quang hắt lên mặt nước trong buổi chiều tà. Vì vậy, đặc điểm thứ nhất của vùng văn hóa Trung Bộ phải là một vùng đất chứa nhiều dấu tích văn hóa Chăm pa. Dọc miền Trung, nhiều di sản văn hóa hữu thể còn tồn tại trên mặt đất. Đó là các tháp Chăm phơi sương gió cùng năm tháng. Lịch sử đi qua bao nỗi thăng trầm, cuộc đời phải trải qua bao cơn dâu bể, tháp Chăm vẫn sừng sững như một dấu ấn không thể phai mờ. Ở Huế, theo tác giả Trần Đại Vinh, còn tháp đôi Liễu, Cốc Thượng, tháp Núi Rùa. Ở Quảng Nam, Đà Nẵng, tại Mỹ Sơn đã có 7 tháp, "đại diện tiêu biểu cho tất cả các giai đoạn và phong cách nghệ thuật kiến trúc Chămpa, tại Bằng An có 1 tháp, tại đồng Dương có 1 tháp, tại Chiên đản có 3 tháp, tại Khương Mỹ có 3 ngôi tháp. ở Bình Dương có tháp Phước Lộc, tháp Cánh Tiên, tháp Bánh ít, tháp Bình Lâm, tháp Thủ Thiện, ba ngôi tháp Dương Long; hai ngôi tháp ở Hưng Thạnh. ở tỉnh Phú yên có tháp Nhạn; ở Khánh Hòa có tháp Pô Nagar; ở Ninh thuận có cụm tháp Hòa Lai, cụm tháp Núi Trầm; ở Bình Thuận có tháp Pô Đam (hay Pô Tấm), tháp Phú Hải. Có thể nói khó có vùng văn hóa nào ở nước ta lại có nhiều tháp Chăm như vùng văn hóa Trung Bộ. Ngoài các tháp, di vật văn hóa Chăm-pa còn trên mặt đất, trong lòng đất khá nhiều. Đó là các tượng bà Pô Nagar, tượng Chó, đặc biệt là các tượng linga, yoni. Đó là các phù điêu, các trụ đá, các bia đá v.v...Cùng các di sản văn hóa hữu thể, vùng Trung Bộ còn khá nhiều các di sản văn hóa vô thể của văn hóa Chăm pa. Đó là các địa danh Việt mà chúng ta có quyền ngờ rằng, gốc tích của nó phải là các địa danh Chăm, kiểu như Cồn Ràng, Cồn Lồi, Cồn Mọi. Đó là các tín ngưỡng dân gian của người Chăm như thờ bà mẹ xứ sở, thờ cá voi, thờ thần biển .v.v...

Mặt khác, Trung Bộ là vùng đất được người Việt khai phá theo kiểu tiệm tiến. Sự cộng cư với người Chăm, thái độ ứng xử với những vốn văn hóa hiện diện trên mặt đất tàng ẩn dưới lòng đất theo bản chất hiền hòa của người Việt, tạo cho sự giao lưu văn hóa ở đây có những điểm khác biệt.

Trước hết, người Việt tiếp nhận những di sản văn hóa của người Chăm, Việt hóa biến thành di tích văn hóa của mình. Tháp Chăm, đền Chăm khi người Chăm ra đi thì người Việt thờ cúng, sử dụng. Chẳng hạn như Tháp Bà ở Nha Trang tỉnh Khánh Hòa, vốn là một ngôi tháp của người Chăm, được người Việt sử dụng, coi như nơi thờ tự, linh thiêng của tín ngưỡng thờ Mẫu, một tín ngưỡng của người Việt. Tiêu biểu cho quá trình tiếp biến văn hóa ở Trung Bộ của người Việt là tiếp thu tín ngưỡng thờ bà mẹ xứ sở (Po yan Ina Nagar) của người Chăm.

Với tín ngưỡng thờ Mẫu ẩn trong tâm thức, khi vào Trung Bộ. người Việt gặp tín ngưỡng này của người Chăm, họ đã tiếp thu các nữ thần Chăm và chuyển hóa thành các nữ thần Việt Nữ thần Mưjưk của người Chăm được biến thành bà Chúa Ngọc. Câu chuyện mà Phan Thanh Giản ghi trên bia kí ở sau Tháp Bà, là câu chuyện đã Việt hóa sự tích một nữ thần chăm tại điện hòn Chén, thánh mẫu Vân Hương (tức thánh Mẫu Liễu Hạnh) được đưa vào điện thần cùng với bà chúa ngọc. Nói cách khác đi là, sự tiếp biến văn hóa đã khiến diện mạo tín ngưỡng của người Việt ở Trung Bộ thay đổi, so với người Việt Bắc Bộ. So với thiên nhiên Bắc Bộ và Nam Bộ, Trung Bộ là vùng đệm, mang tính chất trung gian. Vì thế, sự phản ánh thiên nhiên đa dạng của một vùng đất là đặc điểm thứ ba của vùng văn hóa này. Yếu tố biển, sông, đầm, đồng bằng, núi non đều ánh xạ vào trong các thành tố văn hóa, từ diện mạo đến các phương diện khác. Có thể thấy ngay điều này từ diện mạo các loại hình văn hóa, với Trung Bộ, làng làm nông nghiệp tồn tại đan xen với làng của ngư dân. Bên cạnh lễ cúng đình của làng nông nghiệp là lễ cúng cá ông của làng làm nghề đánh cá. Điều này là đương nhiên, bởi lẽ, đồng bằng Trung Bộ thường là đồng bằng nhỏ hẹp, sát biển.

Nơi ấy: Đường vô xứ Nghệ quanh quanh
Non xanh nước biếc như tranh họa đồ

Trong văn hóa đời thường, bữa ăn của cư dân Việt Trung Bộ đã bắt đầu có sự thay đổi, nghiêng về các hải sản, đồ biển. Nói cách khác, yếu tố biển đã đậm đà hơn trong cơ cấu bữa ăn của cư dân ở đây. Mặt khác, người dân Việt Trung Bộ, do tính chất khí hậu, nói rộng hơn là điều kiện tự nhiên chi phối, nên sử dụng nhiều chất cay trong bữa ăn. Tóm lại, vùng văn hóa Trung Bộ có những đặc điểm riêng của mình, khi đặt trong tương quan với các vùng văn hóa khác.

II. Các tiểu vùng văn hóa miền Trung
1. Xứ Thanh - Xứ Nghệ, gạch nối giữa hai đại vùng văn hóa Bắc và Trung
Xứ Thanh, xứ Nghệ là cách gọi dân gian thân quen đối với vùng đất Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh ngày nay.
Thanh Hóa có biển đẹp Sầm Sơn, sông Mã bất kham, động Bích Đào kỳ ảo, nhiều di chỉ đá cũ, đá mới, đồng thau lừng danh: Núi Đọ, Đa Bút, Đông Sơn...; nhiều làng mạc cổ: Kẻ Rỵ, Kẻ Chè, Cổ Bôn, Cổ Đô, Bột Đà Trang, Bô Lỗ Trang...; nhiều phong tục lễ hội, trò múa, dân ca độc đáo: trò Xuân Phả, hát ả đào, ví phường vải, hò sông Mã... Xứ Thanh cũng là quê hương của Bà Triệu, Lê Hoàn, Lê Lợi, Hồ Quí Ly, các chúa Trịnh, chúa Nguyễn, vua Nguyễn, cho nên còn đây đền vua Bà, đền Đồng Cổ, thành Tây Đô, di tích Lam Kinh...
Nghệ An - Hà Tĩnh nào chịu kém thua về truyền thống lịch sử - văn hóa lâu đời: di chỉ Làng Vạc, Hang Bua, Đền Cuông thờ vua Thục (sánh vai đền miếu Cổ Loa ngoài Bắc), đền và mộ Mai Hắc Đế, Đền Cờn, Đình Hoành Sơn, Phượng Hoàng Trung Đô (suýt qua mặt Phú Xuân nếu Quang Trung không mất quá sớm); những di tích lưu niệm Nguyễn Du, Nguyễn Công Trứ, Phan Bội Châu, Hồ Chí Minh...

a. Thiên nhiên xứ Thanh: Động Bích Đào, biển Sầm Sơn, vườn quốc gia Bến En
Đất nước Việt Nam là nơi có vô số hang động đẹp tuyệt vời. Năm 2001, Nguyễn Quang Mỹ và Haward Limbert đã đồng chủ biên một công trình song ngữ đồ sộ là cuốn Kỳ quan hang động Việt Nam - The wonders of Vietnamese Caves , kèm hơn 200 ảnh ( 24 X 24 cm) và nhiều bản đồ từ Lạng Sơn đến Quảng Bình ( nơi có động Phong Nha di sản thiên nhiên thế giới ) nhưng không hiểu sao hai học giả này lại bỏ quên động Bích Đào bất hủ của Thanh Hóa.

Còn gọi là động Từ Thức, do gắn với huyền thoại về cuộc tình duyên đẹp dở dang giữa người trần Từ Thức với nàng tiên Giáng Kiều. Động Bích Đào nằm ở dãy núi Thần Phù (xã Nga Thiện, huyện Nga Sơn). Lê Quý Đôn ở thế kỷ 18 đã từng đến đây tức cảnh đề thơ: "Áo gai phiêu bạt thân Từ Thức / Mây nước già dăm mặt Giáng Hương / ... Thiên Thai bao kẻ từng xây mộng / Nào biết Thiên Thai cũng hí trường!"
Hệ thống động Bích Đào gồm Động Ngoài, Động Giữa, Động Trong với vô số vú đá, măng đá: Kho Gạo, Kho Tiền, Rồng ấp trứng vàng, Phường Bát Âm (lấy dùi gỗ gõ vào từng vú đá nghe phát ra những thanh âm nhiều cung bậc giống tiếng chiêng cồng, thanh la, trống, khánh, chuông, mõ), Bàn Cờ, Áo Mũ, Ngọn Nến, Hương Án, Đường Lên Trời, Đường Xuống Cõi Âm... trăm màu ngàn sắc lấp lánh theo sức tưởng tượng dân gian. Gần động Bích Đào có động Bạch Ác, động Mắt Voi, Chùa Tiên đã đi vào ca dao: "Trăng trong gió mát thảnh thơi / Thuyền tình mượn chén hồng mai thay trà ...". Ngoài các di tích và thắng cảnh , du khách sẽ thích hai đặc sản là chiếu cói Nga Sơn bền đẹp và thịt lệch (còn gọi là nhệch) một giống lươn lớn sống ở vùng cửa sông nước lợ, thơm ngon và rất béo bổ. Lệch khoẻ một cách kỳ là, coi chừng khi bắt những con lệch lớn nhất chúng có thể quấn gẫy cánh tay. Vì người ta cho rằng lệch thưởng thức với rượu ngon là món ăn có tác dụng tăng gân cốt, làm hết mỏi gối chồn chân.
Biển Sầm Sơn , cách thành phố Thanh Hóa 16 km, không những là một bãi tắm tuyệt vời mà còn có một quần thể di tích danh thắng hấp dẫn.

Bãi tắm Sầm Sơn chạy dài hàng chục km, gồm ba bãi cát mịn chen với núi đá đủ các hòn lớn nhỏ, nằm ngồi hay chồng lên nhau, với muôn hình ngàn vẻ. Giữa rừng cây bóng mát có đền Độc Cước, đền Tô Hiến Thành, đền Hoàng Minh Tự, đền Cô Tiên, chùa Khải Minh. Trên đường từ đền Độc Cước đến đền Cô Tiên, du khách sẽ gặp hai hòn đá thật lớn chồng lên trên một bệ đá chênh vênh, lấy tay đẩy thấy rung rinh, thế mà chúng đã đứng trụ vững chãi với gió mưa bão táp không biết tự thuở nào. Dân gian hình dung đây là biểu tượng cặp uyên ương chung thủy và đặt tên là hòn Trống Mái , một thắng cảnh của biển Sầm Sơn đã đi vào cổ tích và ca dao: "Dù ai mưa gió bão bùng / Thiếp tôi vẫn giữ thủy chung với chàng" .

Cách thành phố Thanh Hóa 36 km, Vườn quốc gia Bến En (huyện Như Xuân) vừa là khu bảo tồn các nguồn gien (gènes) thực vật, động vật quí hiếm vừa là khu du lịch nghỉ dưỡng lý tưởng. Vườn rộng hơn 16.600 ha, với hồ rộng 4.000 ha, trên mặt nước nhô lên 24 đảo lớn nhỏ; trong hồ có nhiều loài cá, baba, đặc biệt có giống cá mè Sông Mực ngon nổi tiếng xưa nay. Cùng với hồ, Bến En có rừng nguyên sinh phong phú gồm 462 loài cây thuộc 125 bộ: song, mây dùng làm đồ mỹ nghệ, hương bài, màng tang, sến trẩu làm nước hoa, các giống phong lan làm cây cảnh; cây dược liệu có tới 300 loài; gỗ quí có lim, lát hoa, chò chỉ, đinh hương... Có cây lim chu vi đến 2,06 m cao gần 50 m già đã mấy thế kỉ. Khu vực rừng và hồ còn có tới 300 loài côn trùng và trên 200 giống vật, trong đó có nhiều giống quí hiếm: voi, báo, cọp, gấu ngựa, sói đỏ, vượn đen, vượn bạc má... Khí hậu Bến En mát mẻ trong lành, nhiệt độ trung bình 25 ° thích hợp cho việc nghỉ ngơi, du lịch, nghiên cứu khoa học suốt cả bốn mùa giữa bức tranh sơn thủy hữu tình và hoành tráng.


b. Xứ Thanh, đất anh hùng và đế vương: đến Bà Triệu, đền Lê Đại Hành, thành Tây Đô, khu di tích Lam Kinh

Nếu vùng Mê Linh, Xứ Đoài, có hai chị em Bà Trưng, thì Xứ Thanh có hai anh em Bà Triệu: sau khi người anh hùng chống giặc Ngô là Triệu Quốc Đạt mất, cô em Triệu Thị Trinh, dân gian quen gọi là Bà Triệu, được tướng sĩ tôn lên làm chủ soái thay anh. Bà mặc áo giáp vàng, cài trâm vàng, đi guốc ngà, cưỡi voi trận, nói lời khí phách: "Ta chỉ muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp bằng sóng dữ, chém cá kình biển Đông, đánh đuổi giặc Ngô, giành lại giang sơn, cởi ách nô lệ chớ không chịu khom lưng làm tì thiếp...". Bà lập căn cứ tại làng Bồ Điền (huyện Hậu Lộc ngày nay) và đã nhiều lần đánh bại quân Ngô. Chúng khiếp sợ kháo nhau: "Múa ngang ngọn giáo chống cọp dễ / Đối mặt vua Bà khó lắm thay!".

Tháng 2 năm 248, tướng Ngô là Lục Dận đem đại quân đến đánh, bà anh dũng hy sinh tại Bồ Điền. Đền bà được dựng tại đấy, dưới chân ngọn núi Bân. Cách đền 1 km trên đỉnh núi Tùng là mộ Bà; dưới chân núi có mộ 3 anh em họ Lý cũng người làng Bồ Điền , là tùy tướng của Bà. Hằng năm, đến 22 và 23 tháng hai âm lịch, hàng vạn dân khắp vùng, khắp tỉnh hành hương về đây tưởng nhớ vị anh hùng trong một lễ hội lớn có rước kiệu, múa rồng, biểu diễn võ thuật...
Đền thờ Lê Đại Hành dựng tại xã Xuân Lập, huyện Thọ Xuân, trên mảnh đất rộng 40.000 m2. Được sự ủng hộ của thái hậu nhà Đinh Dương Vân Nga, Đại Hành hoàng đế đã đánh tan quân xâm lược Tống ở phía bắc và khuất phục quân Chămpa ở phía nam, giữ vững nền độc lập dân tộc. Hiện nay trong đền vua Lê còn giữ nhiều hiện vật quí hiếm: hai trống đồng Đông Sơn cỡ lớn, một đỉnh đồng, một bình hương đồng đen, một chục chiếc choé, một chiếc dĩa đá màu hồng gọi là dĩa Ngọc Tuyết, đường kính 50 cm, ở giữa lòng đĩa có hai dòng chữ Nho màu đỏ: "Sông Nam một mảnh tuyết / Vượng khí vạn năm còn" . Lễ hội đền vua Lê, diễn ra hai ngày 7, 8 tháng ba âm lịch, với các trò chơi đấu vật, múa võ... cũng là một lễ hội lớn của xứ Thanh.
Cách thành phố Thanh Hóa 45 km, ở phần đất của ba làng Tây Giai, Xuân Giai và Đông Môn (huyện Vĩnh Lộc), một bức thành đá đồ sộ đứng sừng sững từ hơn 600 năm nay, đó là thành Tây Đô (còn gọi là Tây Kinh, Tây Giai) mà từ lâu nhân dân quen gọi là thành nhà Hồ, bởi lẽ người chủ trương xây dựng nó là Hồ Quí Ly, đừng đầu một triều đại ngắn ngủi đầu thế kỷ 15 (1400-1407).
Trong giai đoạn này, nhà Trần suy thoái nghiêm trọng. Kinh đô Thăng Long hai lần bị quân Chămpa cướp phá. Triều Minh ở phía bắc nước Đại Việt cũng có âm mưu thôn tính nước ta. Hồ Quý Ly lúc ấy là quan đầu triều giỏi chữ nghĩa, giàu tham vọng, muốn lật đổ nhà Trần lên làm vua để thực hiện những cải cách cần thiết hòng cứu vãn tình thế. Năm 1397 Hồ Quý Ly từ Thăng Long cử Đỗ Tỉnh vào Thanh Hóa, quê hương của họ Hồ, tìm một căn cứ địa vững chắc để xây dựng thành trì và chuẩn bị dời đô. Vùng đất huyện Vĩnh Lộc có địa thế khá hiểm yếu nên đã được chọn làm nơi dựng đô mới sẽ gọi là Tây Đô.
Thành được xây cấp tốc chỉ sau ba tháng (giêng - ba 1397) đã hoàn thành về mặt phòng thủ. Thành hình chữ nhật, hai mặt nam - bắc dài 900 m, hai mặt đông - tây dài 700 m, cao trung bình 5 - 6 m, có nơi đến 10 m. Thành được đắp đất, mặt ngoài tường thành được ốp đá, toàn những phiến đá rất lớn, dài tới 4,5 m, rộng trên 1 m, nặng tới 15 - 20 tấn. Mặt trong tường thành đắp đất thoai thoải để quân lính lên xuống dễ dàng. Khối lượng đất sử dụng ước tính trên dưới 1 triệu m3. Mặt thành rộng có đường để voi ngựa đi lại và bố trí các ụ pháo. Thành có bốn cổng: tiền, hậu, tả, hữu. Ba cổng hậu, tả, hữu cao 5,4 m , rộng 5,8 m, dày 13,7 m. Riêng cổng tiền hướng chính nam đồ sộ nhất và vẫn còn hầu như nguyên vẹn: dài tới 30 m, dày 14 m gồm 2 cửa: hai cửa hai bên cao 7,8 m, rộng 5 m, cửa giữa cao 8 m, rộng 5,8 m.
Trong nội thành Tây Đô có điện Hoàng Nguyên, Thái miếu, các cung Diên Thọ, Phú Cực, hồ Dực Tương ... nguy nga tráng lệ không thua kém Thăng Long. Tại Tây Đô đã được tổ chức hai kỳ thi thái học sinh (tiến sĩ), năm 1400 và 1405.Đi dọc bốn phía thành nhà Hồ, nhìn những phiến đá khổng lồ chồng khít lên nhau, chúng ta tự hỏi người xưa cách nay hơn 6 thế kỷ đã sử dụng những phương tiện, phương pháp gì để có thể vận chuyển và đưa lên cao những khối đá lớn nặng đến thế ?
Ở thế kỷ 16 Phùng Khắc Khoan đã có thơ "Sáng sớm qua Tây Đô": "...Nhuận Hồ phụ tử nay đâu tá ? Để gió lẻ loi quấn quýt người"! Giữa thế kỷ 20, học giả Louis Bezacier đánh giá thành nhà Hồ là "một trong những tác phẩm đẹp nhất của nền kiến trúc Việt Nam xưa"
Khu di tích Lam Kinh (tên ghép từ Lam Sơn và Kinh Đô) cách Thanh Hóa 50 km, thuộc xã Xuân Lam, huyện Thọ Xuân, quê hương anh hùng dân tộc Lê Lợi, căn cứ địa đầu tiên của Khởi Nghĩa Lam Sơn, đã có từ đầu thế kỷ 15, sau khi triều hậu Lê được thành lập. Từ đó về sau đã được nhiều lần bổ sung, tu sửa. Ngoài những cung điện như Quảng Đức, Sùng Hiếu ..., Lam Kinh còn có nhiều lăng miếu như Vĩnh Lăng của Lê Thái Tổ, Hựu Lăng của Lê Thái Tôn, Chiêu Lăng của Lê Thánh Tôn, v.v.

Bia Vĩnh Lăng - Lam Kinh - Thọ Xuân - Thanh Hóa

Trải qua bao biến thiên lịch sử, các công trình kiến trúc xưa đã bị hủy hoại, chỉ còn một số dấu tích: bốn con rồng đá, những kiệt tác điêu khắc thế kỷ 15 và quí nhất là bia Vĩnh Lăng làm bằng một phiến đá cao 2,97 m, rộng 1,94 m, dày 0,27 m, đặt trên lưng một con rùa đá lớn đẹp. Bia được dựng năm 1433, trên mặt bia ghi tiểu sử và công trạng Lê Thái Tổ (Lê Lợi) do Nguyễn Trãi soạn. Đây là tấm bia thuộc loại đẹp nhất, lớn nhất, có giá trị lịch sử và văn học cao trong kho tàng bi ký Việt Nam.

c. Thiên nhiên xứ Nghệ và truyền thống lịch sử văn hóa lâu đời của một vùng địa linh nhân kiệt

Từ thuở đất nước có tên Văn Lang, xứ Nghệ đã là một trung tâm của nền văn hóa Đông Sơn nổi tiếng , với di chỉ Làng Vạc và nhiều di chỉ khác . Từ thời Bắc thuộc đến thời cận - hiện đại, xứ Nghệ "non xanh nước biếc" của Hang Bua, Cửa Lò, Núi Hồng, Sông Lam ... đã ghi lại dấu tích bao anh hùng, hào kiệt, và danh nhân, từ vua Thục (Đền Cuông), vua Mai (đền Mai Hắc Đế), vua Quang Trung (Phượng Hoàng Trung Đô)... đến Nguyễn Du, Nguyễn Công Trứ, Phan Bội Châu... cùng với những công trình nghệ thuật như đình Hoành Sơn, đình Trung Cần, những làng văn hóa Tiên Điền, Trường Lưu, Cổ Đạm... Xứ Nghệ đã cống hiến cho tổ quốc biết bao văn nghệ sĩ, nhà văn hóa, nhà bác học làm rạng danh văn hóa, văn minh Việt Nam.

Bãi Lữ
Xứ Nghệ có hai nơi thờ Thục An Dương Vương: đền Đức Vua ở Nghi Xách (huyện Nghi Lộc) và đền Cuông ở Diễn An ( huyện Diễn Châu). Nếu đền và đình Cổ Loa tọa lạc giữa đất Cổ Loa là nơi vua Thục xây thành, dựng nước Âu Lạc thì đền Cuông được đặt giữa sườn núi Mộ Dạ, gần nơi vua từ giã cõi đời. "Chớ đem thành bại luận anh hùng" và anh hùng là bất tử . Thục An Dương Vương của chúng ta không hề chết vì thần Rùa Vàng đã rẽ nước đưa vua xuống Biển Đông. Nhà thơ Chu Mạnh Trinh đã nói lên nỗi niềm của người đời sau đối với cha con vua Thục:
"Nghĩa cha sâu thẳm, cạn tình chồng
Giãi nỗi kỳ oan mãi chửa thông !..."
(thơ đề am Mỵ Châu, Cổ Loa)
Tôi kể ngày xưa chuyện Mỵ Châu
Trái tim lầm chỗ để trong đầu
Nỏ thần sơ ý trao tay giặc
Nên nỗi cơ đồ đắm biển sâu
(Tố Hữu)
Cách thành phố Vinh 22 km, ven sông Lam, trên phần đất thị trấn Nam Đàn có đền thờ Mai Thúc Loan, người anh hùng đã có công đánh đuổi giặc Đường, lập nước Vạn Xuân ở thế kỷ 8. Cách đền vua Mai 3 km, ngược dòng sông Lam, là khu mộ vua dưới chân núi Đụn. Ngày xưa hằng năm tại đền và mộ vua, nhiều hội lễ được tổ chức trọng thể: hội Đền rằm tháng giêng, hội giỗ hoàng hậu rằm tháng 7, hội giỗ vua rằm tháng 9 âm lịch. Hội đền mùa xuân có qui mô lớn, trang nghiêm và đông đảo nhất với nhiều trò vui: rước kiệu, đánh vật, bắn nỏ, chọi gà, đua thuyền, đánh đu, cờ người, múa hát rôm rả trong nhiều ngày.

Tháng 10 - 1788, Nguyễn Huệ quyết định đóng đô ở Nghệ An, giao cho trấn thủ Thận và cố vấn Nguyễn Thiếp tổ chức xây dựng thành Phượng Hoàng Trung Đô ở khu vực núi Dũng Quyết, vùng Bến Thủy, thành phố Vinh ngày nay. Thành ngoài xây bằng đất và đá ong, hình tứ giác, chu vi 2.820 m, bờ thành cao 3-4 m, diện tích 22 ha, bao quanh thành ngoại là con hào rộng 30 m, sâu 3 m. Thành nội xây bằng gạch vồ và đá ong, chu vi 1.680 m, với hai dãy hành lang nối liền với điện Thái Hòa, nơi vua thiết triều.
Tháng 11 - 1789 thúc giục Nguyễn Thiếp hoàn thành việc xây dựng Trung Đô và sau đó Quang Trung đã làm việc tại đây ít nhất là hai lần: tháng 5 - 1791 và tháng 1 - 1792. Nhưng sáu tháng sau, vua đột ngột qua đời nên không kịp dời đô từ Phú Xuân ra Trung Đô. Nhà sử học và nhà văn hóa học hôm nay có lẽ không lầm khi cho rằng Trung Đô là chứng tích hào hùng thể hiện đầu óc chiến lược và tầm nhìn văn hóa của người anh hùng dân tộc trong quá trình đấu tranh thống nhất đất nước và xây dựng cuộc sống an lạc, ấm no cho dân khi vua khẳng định: " Nay kinh đô Phú Xuân hình thế trắc trở, mà trị an Bắc Hà sự thế rất khó khăn (...) Chỉ đóng đô ở Nghệ An là độ dường vừa cân phân vừa có thể khống chế được trong Nam ngoài Bắc, và sẽ giúp cho người tứ phương đến kêu kiện tiện việc đi về ... " . Phải chăng đó là một biểu hiện tư tưởng thân dân của Quang Trung ?

d. Xứ Thanh, xứ Nghệ đã và đang gìn giữ cho dân tộc một kho tàng văn nghệ dân gian độc đáo , đẹp đẽ

Xứ Thanh, xứ Nghệ đã sản sinh nhiều truyện cười, truyện trạng, đóng góp to lớn vào nền văn hóa trào phúng dân gian.
Về truyện cười xứ Thanh, trong năm 1987, Nguyễn Đức hiền và Hà Văn Tấn cho công bố cuốn Trạng Quỳnh lần đầu tiên đưa ra lý giải thuyết phục về mối liên hệ giữa nhân vật lịch sử Nguyễn Quỳnh quê ở Thanh Hóa và trạng Quỳnh dân gian, hình tượng trung tâm của một chùm 40 truyện Trạng được truyền tụng khắp nước ta từ Nam đến Bắc, và được coi là đỉnh cao của di sản truyện cười, truyện Trạng Việt Nam. Riêng nhà văn, nhà folklor học Nguyễn Đức Hiền, trước khi mất (2004) còn kịp công bố một tập đại thành Nguyễn Quỳnh - Trạng Quỳnh - Truyện Trạng Quỳnh dày hơn 400 trang khổ lớn, kèm nhiều hình ảnh và tài liệu Hán - Nôm được in lại nhiều lần như một best seller của folklor Việt Nam.
Truyện cười xứ Nghệ cũng rất phong phú, tiêu biểu là ba chùm truyện: truyện Chàng Ngốc (Ngốc học khôn, Ngốc được kiện, Những cuộc phiêu lưu của anh chàng Ngôc), truyện Ông Bờ Ao (tức ông Tả Ao) và nhất là chùm truyện Cố Bợ (Ông Bợ, Thằng Bợ hay Quỷ Bợ) với hình tượng nhân vật nghịch ngợm, phá phách nhất của kho tàng truyện cười Việt Nam, đến nỗi dân gian cũng phải kêu trời và la làng bởi vì: "Con trời, Cố giỏi nghề chi ?/Nghề đi chọc táo, nghề đi ghẹo người .../Nhà tôi vốn thị thanh bần/Cố đốt cho cháy nhăn răng cố cười..." (Vè Cố Bợ).
Năm 1997, lần đầu tiên Vũ Ngọc Khánh và Phạm Minh Thảo đã công bố bộ Kho tàng Diễn xướng Dân gian Việt Nam đồ sộ dày gần 900 trang, mà một phần lớn dành giới thiệu hơn một chục hội lễ và trò diễn lưu hành ở Thanh Hóa trong nhiều thế kỷ , đáng chú ý nhất là những trò diễn có tính cách sân khấu dân gian vô cùng độc đáo: tổ khúc Múa đèn, trò Tiên cuội, trò Trống mõ, trò Bắt cọp, trò Hùm, trò Lào, trò Xiêm, trò Tú Huần, trò Lăng Ba Khúc... và nhất là hệ thống trò Xuân Phả, một đỉnh cao của diễn xướng dân gian Việt Nam gồm trò Hoa Lang, múa Chiêm Thành, múa Lục Hồn Nhung, múa Ải Lao, trò Ngô Quốc. Tất cả các trò diễn kỳ lạ này đều là những tổ khúc múa hát có kịch bản hoàn chỉnh và nhiều nhân vật mang mặt nạ không hề thấy ở các vùng văn hóa khác.
Bên cạnh những hiện tượng folklor còn đầy bí ẩn này, cái hấp dẫn chúng ta nhất trong di sản văn hóa xứ Thanh, xứ Nghệ chắc chắn là kho tàng dân ca.

(Đền Đào DUy Từ tại xã Nguyên Bình - huyện Tĩnh Gia - tỉnh Thanh Hóa; người được coi là ông tổ của ngành nghệ thuật Tuống truyền thống)

Xứ Thanh là một vùng phong phú về dân ca với hát “Cửa đình” Thanh Hóa, còn gọi là hát Nhà Trò, một dị bản của hát ả đào (ca trù) ngoài Bắc. Hát trống quân, hát ghẹo Thanh Hóa (hát huê tình), chèo chải Thiệu Hóa, chèo chải Hoằng Hóa, hát khúc Tĩnh Gia... và nổi tiếng nhất là tổ khúc Hò Sông Mã.
Xứ Nghệ lại có một di sản dân ca rất khác với xứ Thanh: hát ả đào Cổ Đạm, hát giặm Hà Tĩnh, hát ví Nghệ Tĩnh. Hát giặm không phổ biến khắp xứ mà chỉ thịnh hành ở một số địa phương như Can Lộc, Thạch Hà, Cẩm Xuyên, Kỳ Anh với hai hình thức hát giặm nam nữ và hát giặm vè. Còn hát ví thì phổ biến khắp xứ vì nó gắn với các ngành nghề được tổ chức thành phường. Trên sông nước có ví đò đưa (ví nước ngược, ví nước xuôi, ví đò đưa sông Lam, sông La, sông Phố); các làng vùng biển có ví phường nốc, ví phường chắp gai đan lưới; các làng ven núi có ví phường củi (có nơi gọi là ví phường reo); vùng các thị xã, thị trấn, các chợ đông đúc có ví phường buôn... Quen thuộc nhất là ví phường gặt, phường nhổ mạ, phường cấy, phường đan, phường nón, phường bện võng, phường róc cau, phường róc mía, phường cỏ, phường măng, phường bẽ chè, phường bẽ ngô, mót ngô, phường đường, phường vàng... và nổi tiếng nhất là ví phường vải . Hai đỉnh cao của dân ca xứ Nghệ, xứ Thanh là Hát phường vải và hò sông Mã.

Hát phường vải phổ biến nhất ở các vùng Nam Đàn, Đô Lương, Hưng Nguyên, Diễn Châu, Can Lộc, Đức Thọ, Yên Thành Hương Sơn ... là những nơi thịnh hành nghề kéo sợi, dệt vải, cũng là nơi trước đây nhiều anh khóa, nhà nho thích dự các cuộc hát phường vải vừa phụ nghệ nhân tài tử , vừa làm "cố vấn nghệ thuật" cho bên gái hay bên trai trong cuộc thi đua tài trí và âm nhạc. Hát phường vải trước nay bao giờ cũng tuân theo thủ tục chặt chẽ, và ở Nghệ Tĩnh nơi mà hát phường vải phổ biến nhất, có truyền thống nhất, có nề nếp và qui cách nhất, có nhiều tay bẽ câu hát lỗi lạc nhất (Nguyễn Du, Nguyễn Công Trứ, Phan Bội Châu...), được người dân các nơi đến hát và nghe hát nhiều nhất thì phải kể đến mười mấy làng của huyện Nam Đàn ven sông Lam.
Cách nay nhiều thế kỷ có lẽ ví phường vải lúc đầu chỉ là những câu hát của các chị em miệt mài hành nghề kéo vải mà thôi. Nhưng rồi một đêm đẹp trời nào đó, một chàng trai hay chữ và hát hay đi qua, nghe được tiếng ca tình tứ êm đềm, lắng dịu của các cô vọng ra "giọng cao đón gió, giọng trầm lắng sương", "tiếng êm như nhiễu, tiếng nhẹ nhàng như tơ" thì anh xúc động dừng chân lắng nghe, rồi cũng cất lên tiếng hát đối đáp. Thế là lề lối thủ tục hát phường vải ra đời và diễn ra những cuộc hát đối đáp giao duyên kéo dài 2, 3 hay có khi 5, 6 đêm mới đủ mọi chặng, mọi bước.
Chặng một, ba bước: hát dạo - hát chào, hát mừng - hát hỏi. Chặng hai, một bước: hát đố, hát đối là bước rất quan trọng, có được mời vào nhà để tiếp tục hát hay không là ở chặng này. Chặng ba, ba bước: hát mời (vào nhà) - hát xe kết (bước căn bản, bước dài nhất) gồm hát thương, hát nhớ, hát than, hát trách... Và đích cuối cùng của hát xe kết là hát cưới, sau khi nàng với chàng đã thuận tình xe kết với nhau; bước cuối là hát tiễn. Tóm lại, hát phường vải là cần mẫn, trí tuệ, đua tài, khoe sắc, giao duyên. Bắt đầu trai hát:
"Đi ngang trước cửa nàng Kiều
Dừng chân đứng lại dặt dìu đôi câu"
và cuối cùng gái hát:
"Ra về răng được mà về
Ở đây tay gối đầu kề nỏ hơn !".
Có chàng lại hát đáp cho có vẻ Tây một chút:
"Ra về cất tiếng "ô voa"
Nhãn hồng gởi lại , "mù soa" em cầm ...
Ở Thanh Hóa, người dân 16 huyện, để vận chuyển giao thông trao đổi hàng hóa giữa miền xuôi mạn ngược, xưa nay vẫn nhờ vào sông Mã, một con sông tuy lắm thác ghềnh, khó chèo chống ngược xuôi, nhưng cũng có nhiều khúc sông nước chảy hiền hòa. Dọc sông có nhiều cảnh đẹp, đền chùa, làng xóm... với những đêm trăng thanh, những chiều gió mát... Để lao động sông nước đỡ vất vả nhọc nhằn, để khách đi đò vui tai vừa lòng và cũng để thổ lộ tâm tình, các trai đò nhiệt tình cất lên vô số lời hát câu ca của tổ khúc Hò Sông Mã.

Hò sông Mã, với hơn một chục làn điệu, có qui cách, thủ tục hẳn hoi gắn liền với quá trình lao động của anh trai đò. Bắt đầu là hò rời bến (còn gọi là hò mời khách). Đó là điệu hò nhịp một. Khi trời trở gió, thuyền bị ngược nước, trai đò dùng sào song vừa chống vừa hò đò ngược, cũng gọi là hò chống sào hay sắng nước ngược (với hai loại sắng nước nhỏ, sắng nước lớn). Khi thuận buồm xuôi gió, trai đò hò đò xuôi gồm nhiều làn điệu: hò bắc cái, hò nhịp đôi, hò đường trường (còn gọi là hò dọng giã hay hò dung dã), hò niệm Phật, hò làn ai, hò làn văn, hò ru ngủ. Khi chẳng may thuyền mắc vào bãi cát ngầm, trai đò vừa hò mắc cạn vừa lội xuống vác thuyền ra khỏi lạch. Hò mắc cạn gồm hai làn điệu: lúc mực nước quá cạn thuyền chìm sâu trong cát, phải vác thuyền thì họ hò vác; Nếu có thể buộc giây vào kéo từng thôi cho thuyền ra khỏi lạch thì họ hò kéo.
Mỗi lần đến một bến nào đó, trai đò hò cập bến để mọi người nghỉ ngơi, ăn uống, mua bán:
"Trông lên phố chợ cao cao
Miệng khoan tay bắt lái vào cho mau
Dô ta dô tà dô ta oa oa oa dô ta dô ta dô tà".
Rời con đò sông Mã, khách còn luyến nhớ mãi những câu hò gợi cảm gợi tình của trai đò:
- "Xăm xăm tới gốc cây hồng
Hỏi thăm cô ấy có chồng hay chưa?
Dô khoan dô khoan dô khoan a hề hò khoan ố dô khoan".
- "Hỡi cô con gái nằm đò
Mận xanh ăn vậy đừng chờ đào non
Là dô dô huầy là dô dô huầy".
Tự ngàn xưa, nhờ hàng trăm câu hò sông Mã mà hàng trăm chuyến đò dọc hào hùng, trăm con đò ngang duyên dáng, vẫn vững tay chèo tay chống trên sóng nước hữu tình.

(Lê Văn Hảo - Paris)