Thứ Hai, 27 tháng 4, 2020

Bác sĩ mang danh "vua tốc độ" nổi tiếng với ca mổ tử vong 300%

Robert được biết đến như một "con dao nhanh nhất" ở West End và ông đặc biệt có kĩ năng cắt cụt rất nhanh.
Mặc dù được biết đến là vị bác sĩ phẫu thuật giỏi và nhanh nhất trong thời đại của mình, nhưng bác sĩ Robert Liston nổi tiếng hơn cả là vì thực hiện ca phẫu thuật duy nhất có tỷ lệ tử vong lên đến 300%.
Đầu những năm 1840 khi thuốc gây mê vẫn còn chưa được phát minh ra, các bác sĩ phẫu thuật đã phải sáng tạo ra rất nhiều cách để có thể gây mê bệnh nhân. Một trong những cách hiệu quả nhất là thực hiện phẫu thuật càng nhanh càng tốt, đôi khi chỉ trong vòng 5 phút.
Bác sĩ mang danh vua tốc độ về tay nghề phẫu thuật của mình nhưng lại nổi tiếng với ca mổ cho 1 bệnh nhân và làm chết 3 mạng người - Ảnh 1.
Thời gian phẫu thuật càng ngắn thì bệnh nhân sẽ càng chảy ít máu và càng ít cảm thấy bị đau hơn. Tuy nhiên, mặt trái của phương pháp này là độ chính xác sẽ không thể được quan tâm nhiều bằng tốc độ.
Một trong những bác sĩ phẫu thuật nổi tiếng nhất về tốc độ là Robert Liston. Ông sinh năm 1794 tại Ec Churchmachan, Scotland. Ông theo học ngành y tại Đại học Edinburgh và vô cùng thích thú với môn giải phẫu. Ông quyết định tập trung vào các phương pháp phẫu thuật và sớm trở nên nổi tiếng trong giới y bác sĩ.
Bác sĩ mang danh vua tốc độ về tay nghề phẫu thuật của mình nhưng lại nổi tiếng với ca mổ cho 1 bệnh nhân và làm chết 3 mạng người - Ảnh 2.
Robert được biết đến như bác sĩ có "con dao nhanh nhất" ở West End và ông đặc biệt có kĩ năng cắt cụt rất nhanh. Bác sĩ Robert Liston có thể thực hiện cắt cụt chân trong 2 phút rưỡi, thậm chí đã từng có lần ông chỉ cần đến 28 giây. Tỉ lệ bệnh nhân tử vong của hầu hết các bác sĩ phẫu thuật khác tại thời điểm đó là 1/4 trong khi Liston là 1/10.
Liston vô cùng chắc chắn về khả năng của mình và ông đã trở nên nổi tiếng với câu khẩu hiệu được thốt ra trước mỗi cuộc phẫu thuật: "Tính giờ đi nào, các quý ông!"

Tuy nhiên, một trong những ca phẫu thuật của ông đã trở nên vô cùng đặc biệt và nổi tiếng. Robert Liston đang thực hiện cắt cụt chân cho một bệnh nhân đang nằm bẹp trên bàn. Khi ông đưa con dao xuống, ông đã quá chú tâm vào tốc độ của mình đến nỗi ông đã cắt luôn cả ngón tay của trợ lý phẫu thuật cùng với chân của bệnh nhân. Khi ông đưa con dao trở lại, nó đã kẹp vào áo của một một bác sĩ lớn tuổi đang đứng xem khiến người này gục xuống và chết do quá sốc.
Cả bệnh nhân và trợ lý của Liston đều chết sau đó vài ngày vì vết thương bị nhiễm trùng. Ba cái chết đã khiến cho Liston trở thành người duy nhất được ghi nhận với tỷ lệ tử vong là 300%.
Mặc dù 3 cái chết đó là điều đáng chú ý trong sự nghiệp của ông nhưng đây không phải lần duy nhất Liston nổi tiếng vì một cuộc phẫu thuật thất bại.

Trong khi cắt cụt chân của một bệnh nhân khác, Liston đã tự phá vỡ kỷ lục cá nhân của mình bằng cách kết thúc cuộc phẫu thuật trong hai phút rưỡi. Tuy nhiên, vì hứng thú với tốc độ, ông đã có một chút quá phấn khích và chặt đứt tinh hoàn của bệnh nhân cùng với chân của họ.
Nhiều năm sau, khi gây mê được phát minh, Liston trở thành bác sĩ phẫu thuật đầu tiên vận hành sử dụng nó, và ca phẫu thuật của ông đã thành công.

Bất chấp những thất bại trong sự nghiệp của mình, Robert Liston vẫn là một bác sĩ phẫu thuật nổi tiếng. Sau khi ông qua đời, các đồng nghiệp của ông đã dựng lên một bức tượng bằng đá cẩm thạch để vinh danh ông và tạo ra một giải thưởng cho các sinh viên có danh hiệu.
(Theo Allthatsinteresting)

Thứ Tư, 29 tháng 6, 2011

Thành nhà Hồ chính thức là di sản văn hoá nhân loại

Thành nhà Hồ chính thức là di sản văn hoá nhân loại

Đúng 18h26 ngày 27.6, TS Đỗ Quang Trọng - GĐ Trung tâm Bảo tồn di sản thành nhà Hồ (Thanh Hoá) - điện thoại từ Pháp về thông báo cho PV Báo Lao Động biết thông tin đặc biệt: Thành nhà Hồ chính thức được UNESCO công nhận là di sản văn hoá nhân loại.

Cuối cùng, sau 6 năm miệt mài lập hồ sơ, khai quật khảo cổ, chúng ta đã chứng minh cho UNESCO, chứng minh cho cả thế giới biết được: Một thành luỹ được triều Hồ xây dựng cách đây hơn 600 năm lịch sử vẫn còn nguyên vẹn, trường tồn cùng thời gian; một thành đá cổ do con người tạo dựng được giới khoa học đánh giá đẹp nhất ở khu vực Châu Á.

Sự kết hợp tài tình của nhiều yếu tố như: Tính kiên trì, khoa học, nghệ thuật... đã tạo nên những bức tường thành vững chãi.
Sự kết hợp tài tình của nhiều yếu tố như: Tính kiên trì, khoa học, nghệ thuật... đã tạo nên những bức tường thành vững chãi.

Thông tin thành nhà Hồ chính thức là di sản văn hoá nhân loại đã làm tất cả người dân xứ Thanh và hơn 80 triệu người cùng mang dòng máu Việt tự hào về những giá trị to lớn do lịch sử cha ông để lại. Không dừng lại ở đây, thành nhà Hồ giờ còn là niềm kiêu hãnh, là “báu vật” của nhân loại sinh tồn trên trái đất này.

Cổng thành phía nam với 3 cửa cuốn từ những khối đá lắp ghép hình múi khế, giúp cho toà thành trường tồn cùng thời gian.
Cổng thành phía nam với 3 cửa cuốn từ những khối đá lắp ghép hình múi khế, giúp cho toà thành trường tồn cùng thời gian.

Sau 6 năm (2006-2011) với bao nỗ lực, vượt qua mọi khó khăn do điều kiện khách quan, được sự quan tâm của các ngành, cơ quan trung ương; các chuyên gia trong nước và quốc tế; đặc biệt là sự quan tâm chỉ đạo của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh Thanh Hóa; chính quyền địa phương; sự hợp tác và giúp đỡ của nhân dân huyện Vĩnh Lộc; hành trình của di sản thành nhà Hồ trên quê hương xứ Thanh đã được UNESCO công nhận là di sản văn hoá nhân loại.

Lúc 13h (giờ địa phương) - tức 18h (giờ Hà Nội) ngày 27.6, tại kỳ họp thứ 35 của Uỷ ban Di sản thế giới tổ chức tại Paris (Cộng hoà Pháp) đã chính thức công nhận thành nhà Hồ trở thành di sản văn hoá thế giới.

a

   Các hiện vật được tìm thấy qua các đợt khai quật ở khu vực thành nhà Hồ.     Ảnh: Anh Tuấn
Các hiện vật được tìm thấy qua các đợt khai quật ở khu vực thành nhà Hồ. Ảnh: Anh Tuấn

Trong niềm vui chung, ông Nguyễn Xuân Toán - Trưởng phòng Nghiệp vụ di sản, Trung tâm Bảo tồn di sản thành nhà Hồ - cho biết: “Niềm vui, những giọt nước mắt hạnh phúc của anh em ban quản lý đã vỡ oà! Thật là cảm động”.

Ông Toán cho biết thêm: Di sản văn hoá thành nhà Hồ bao gồm vùng đề cử rộng 155,5ha nằm trong vùng đệm rộng 5078,5ha với giá trị cảnh quan tuyệt đẹp của một vùng kinh đô cổ, được UNESCO công nhận là di sản văn hoá thế giới với những giá trị nổi bật: Khu di sản thành nhà Hồ là trung tâm kinh thành của Việt Nam vào cuối thể kỷ 14, đầu thế kỷ 15. Nơi đây là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá của khu vực Bắc Trung Bộ từ thế kỷ 16 đến thế kỷ 18.

Các thuộc tính chứng minh cho nét đặc sắc mang tầm vóc giá trị nổi bật toàn cầu của nó bao gồm tòa thành đá được xây dựng bằng kỹ thuật đá lớn. La thành, Nam Giao, các tầng văn hoá nối tiếp nhau trong lòng đất lưu giữ các dấu tích cung điện, đền đài, đường sá và nghệ thuật trang trí, các làng cổ cùng toàn bộ cảnh quan đồi núi, sông hồ mang đậm chất phong thủy điển hình còn lưu giữ được tương đối nguyên vẹn”.

Cổng phía bắc thành nhà Hồ còn nguyên vẹn, uy nghi. Ảnh: Anh Tuấn
Cổng phía bắc thành nhà Hồ còn nguyên vẹn, uy nghi. Ảnh: Anh Tuấn

Di sản thành nhà Hồ thể hiện rõ rệt dấu ấn của sự giao thoa, trao đổi quan trọng các giá trị nhân văn giữa Việt Nam và các nước trong khu vực Đông Á, Đông Nam Á liên quan đến sự phát triển của kiến trúc, quy hoạch, cảnh quan khu vực vào cuối thế kỷ 14, đầu thế kỷ 15. Sự nổi trội trên các phương diện thiết kế cảnh quan đô thị, kiến trúc thành đá, kỹ thuật xây dựng đá lớn và các ảnh hưởng tác động lẫn nhau nhiều chiều của khu di sản tới kỹ thuật xây dựng thành quách sau đó ở khu vực Đông Á và Đông Nam Á chỉ thấy duy nhất ở thành nhà Hồ.

Di sản này chứng minh cho sự nổi bật về một loại công trình kiến trúc được xây dựng bằng đá lớn. Nó còn là một pháo đài quân sự bề thế, chắc chắn, uy nghiêm. Kỹ thuật xây dựng đá lớn độc đáo đã được kết hợp một cách sáng tạo, tài tình. Thành nhà Hồ còn chứng minh sự tỉ mỉ, kỳ công, tài hoa điêu luyện của con người thời bấy giờ về mặt thao tác kỹ thuật thủ công liên hoàn như: Khai thác đá, gia công đá, vận chuyển các khối đá nặng từ 10 - 26 tấn; cách xử lý móng nền đá, nâng các khối đá lớn lên độ cao trên 10m, vừa đảm bảo được công năng kiến trúc, vừa đáp ứng yêu cầu mỹ thuật cần thiết của một đô thành.

Thực sự thành nhà Hồ là một kiến trúc quân sự thuộc hàng kỳ vĩ nhất, đặc sắc nhất vốn được xem như một hiện tượng đột khởi “vô tiền khoáng hậu” trong lịch sử xây dựng kiến trúc thành quách ở Việt Nam và trên thế giới. Khu di sản đáp ứng các yêu cầu về tính toàn vẹn, tính xác thực được nêu trong hướng dẫn hoạt động thực hiện Công ước Di sản thế giới. Toàn bộ tòa thành đá, La thành, Hào thành, các di tích khảo cổ dưới lòng đất, các làng cổ, di tích chùa đền, hang động liên quan đến kết hợp với cảnh quan núi non, sông nước đậm nét phong thủy đang được bảo tồn toàn vẹn, tốt nhất theo luật pháp.

Anh Tuấn

(Báo Lao Động)

Thứ Hai, 2 tháng 5, 2011

Uptodate 19.1 For PC and PPC


Uptodate 19.1 For PC and PPC | 2.7 GB

The idea behind UpToDate is relatively simple, but totally unique. Every day, clinicians have questions about patient care. Patients have questions about their health as well.

Why not recruit a faculty of experts to answer those questions, keep the information updated, and create a format that is easy to use? Why not also provide all of the necessary background information to understand why the recommendations are being made?

UpToDate does all of that and much more.
UpToDate is a worldwide clinical community that you can be part of and benefit from.

UpToDate is the largest clinical community in the world dedicated to synthesizing knowledge for clinicians and patients. Our community includes more than 4,400 expert clinicians who function as authors, editors and peer reviewers and over 400,000 users who provide feedback and questions to our editorial group. Our role is to facilitate interaction among members of the health care community and to synthesize and disseminate information in order to help doctors be better doctors.

DOWNLOAD:

http://www.filesonic.com/file/865672514/uptodate_19.1.th3scene.com.part1.rar
http://www.filesonic.com/file/865694454/uptodate_19.1.th3scene.com.part2.rar
http://www.filesonic.com/file/865725574/uptodate_19.1.th3scene.com.part3.rar

hoặc

http://www.fileserve.com/file/ARBnKhu
http://www.fileserve.com/file/JmX8Kg7
http://www.fileserve.com/file/hfXG4Uw

hoặc

http://www.duckload.com/download/5184342/uptodate_19.1.th3scene.com.part1.rar
http://www.duckload.com/download/5184402/uptodate_19.1.th3scene.com.part2.rar
http://www.duckload.com/download/5184456/uptodate_19.1.th3scene.com.part3.rar

Portable (update 10.05.2011)

http://www.mediafire.com/?1317pe864l1juxz
http://www.mediafire.com/?p53lebbaarewjpj
http://www.mediafire.com/?bdkm3yrqr6dpq3j
http://www.mediafire.com/?8av6166oc12jpds
http://www.mediafire.com/?4gapyuc1ubi45e1
http://www.mediafire.com/?0z2oa96ddsbq48m

--

cập nhật 06.05.2011

có video hướng dẫn crack đấy. http://www.youtube.com/watch?v=8IrnJ...layer_embedded

1. http://www.fileserve.com/file/fJvaD4G/Image.part01.rar
2. http://www.fileserve.com/file/BJdpx97/Image.part02.rar
3. http://www.fileserve.com/file/vRq6EMD/Image.part03.rar
4. http://www.fileserve.com/file/rHqxWUK/Image.part04.rar
5. http://www.fileserve.com/file/zRtrzJC/Image.part05.rar
6. http://www.fileserve.com/file/GS4XAbp/Image.part06.rar
7. http://www.fileserve.com/file/8KPtwUg/Image.part07.rar
8. http://www.fileserve.com/file/kKry6QJ/Image.part08.rar
9. http://www.fileserve.com/file/MB6FRFf/Image.part09.rar
10. http://www.fileserve.com/file/NypGKsB/Image.part10.rar
11. http://www.fileserve.com/file/mJXWg2M/Image.part11.rar
12. http://www.fileserve.com/file/RbAy87V/Image.part12.rar
13. http://www.fileserve.com/file/evfU4QF/Image.part13.rar
14. http://www.fileserve.com/file/FGcaG6j/Image.part14.rar

Thứ Ba, 12 tháng 4, 2011

Rùa Hồ Gươm mang tên "Rùa Lê Lợi Việt Nam"

Nhiều người dân Hà Nội và khách thập phương đã may mắn chứng kiến rùa nổi trên Hồ Gươm.

Công trình nghiên cứu của PGS, TS Hà Đình Đức về "loài rùa Hồ Gươm" đã trải qua 10 năm trời (1991-2000), mới được "Hội đồng quốc tế bảo vệ các loài rùa cạn, rùa nước ngọt" công nhận là loài rùa thứ 23 mới được phát hiện (năm 2000) của thế giới và xác nhận tên khoa học cho loài rùa này là "Rùa Lê Lợi Việt Nam". Quá trình nghiên cứu được PGS, TS Hà Đình Đức kể lại như sau:

Hồi còn bé, tôi thường được nghe về sự tích Hồ Gươm, câu chuyện về vua Lê sau khi đánh giặc đã hoàn trả thanh Bảo Kiếm cho Thần Rùa trên Hồ Lục Thuỷ giữa kinh thành Thăng Long. Từ đó hồ mang tên là Hoàn Kiếm (hồ trả Gươm hay Hồ Gươm). Đến năm 1959, tôi từ Thanh Hoá ra học tập và tiếp tục công tác tại Hà Nội. Nhiều lần dạo quanh Hồ Gươm nhưng mãi tháng 3 năm 1991, lần đầu tiên tôi mới có dịp may mắn chứng kiến rùa nổi bơi lội ở phía Hàng Khay, tôi chợt nghĩ ngay tới truyền thuyết xưa. Phải chăng đây là sứ giả của Đức Long Quân đã nhận thanh Bảo Kiếm từ vua Lê?

Sách Đỏ Việt Nam, 1992, xếp rùa Hồ Gươm là loại Giải (Pelochelys bibroni) và ghi "Về mùa đông, con giải ở Hồ Gươm (Hà Nội) đôi khi mò lên mô đất Tháp Rùa để phơi nắng (trang 221).

Vậy rùa Hồ Gươm có phải là loài Giải như Sách Đỏ Việt Nam đã viết hay không? Với băn khoăn đó, tôi quyết tâm đi tìm cho ra câu trả lời.

Dịp may đã đến! Tháng 10 năm 1991, tôi được Sở Văn hoá - Thông tin Hà Nội mời nghiên cứu về loài rùa quý này. Cuối năm đó, một dự án lớn định nạo vét Hồ Gươm bằng cơ giới với khối lượng bùn khá lớn và đổ vào đó nước sông Hồng. Tôi cảm thấy lo ngại đến sự xáo trộn môi trường, đe doạ sự an toàn của loài rùa quý này sẽ làm mất đi màu xanh muôn thuở của hồ. Tôi đã viết thư lên Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) bày tỏ mối lo ngại của mình. Ý kiến của tôi đã được Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng chấp nhận. Người ta phải tiến hành nạo vét thủ công với một số lượng bùn không lớn. Hồ Gươm vẫn giữ được dáng vẻ tự nhiên vốn có từ ngày xưa, loài rùa quý được bảo vệ.

Trong dân gian thường truyền tụng về nhiều loài Giải. Đó là loài thuỷ quái, tính khí rất hung dữ, chúng thường sống ở những vùng nước sâu, rình rập đớp vào chân trâu bò, gia súc vô ý xuống tắm. Người bơi qua chúng cũng chẳng tha! Còn rùa Hồ Gươm là loài vật rất hiền lành, chưa hề tấn công bất cứ ai, kể cả trẻ em trước đây thường bơi lội trên Hồ Gươm hay cả những vận động viên bơi thuyền lướt ván vô ý ngã xuống hồ. Vậy tại sao lại có thể xếp rùa Hồ Gươm cùng với loài Giải?

Tôi lần theo sách vở của thế giới mô tả về loài Giải. Tôi nhận ra kết luận rùa Hồ Gươm không phải là loài Giải. Tôi đã đem nhận định này trao đổi với các chuyên gia nghiên cứu rùa hàng đầu quốc tế như tiến sĩ Peter Pritchard, Giám đốc Viện nghiên cứu Rùa ở bang Florida (Mỹ) đồng thời là Chủ tịch Hội đồng quốc tế bảo vệ các loài rùa cạn và rùa nước ngọt. Ông đã đi nghiên cứu rùa nhiều nước trên thế giới và viết rất nhiều sách về rùa, trong đó có hai cuốn sách lớn là: "Bách khoa thư rùa thế giới" và cuốn "Các loài rùa đang sống trên thế giới". Năm 1995, ông có dịp đến Hà Nội, xem tiêu bản rùa Hồ Gươm ở Đền Ngọc Sơn. Chúng tôi đã trao đổi với nhau về loài rùa này và ông thống nhất với kết luận của tôi: Rùa Hồ Gươm không phải là loài Giải. Ông cho rằng, rùa Hồ Gươm có thể là loài “chủng quần” xa của loài rùa Thượng Hải hoặc loài rùa mới đối với khoa học. Tôi đã trao đổi với GS. Kraig Adler, Trường Đại học Cornell (Mỹ) cũng là chuyên gia nổi tiếng thế giới về rùa. Ông cùng Zao Er-mi viết cuốn "Lưỡng cư bò sát Trung Quốc". Tôi cũng đã trao đổi với tiến sĩ Peter Meylan, Giáo sư Trường Đại học Ecker (Mỹ) là chuyên gia họ rùa mai mềm nước ngọt, tác giả cuốn "Chủng loại phát sinh và quan hệ họ hàng họ ba ba".

Tháng 10 năm 1988, tôi cùng TS Lưu Đức Hải, Trung tâm nghiên cứu và Quy hoạch Môi trường Đô thị và Nông thôn, Bộ Xây dựng đi khảo sát loại rùa Thượng hải tại Bảo tàng Lịch sử tự nhiên Thượng Hải. Chúng tôi đã gặp và trao đổi với GS Zong Yu và GS Ma Jifan và đồng tác giả "Động vật chí Trung Quốc, về phần rùa và cá sấu Trung Quốc", đã thống nhất nhận định rùa Hồ Gươm cũng sai khác so với loài rùa Thượng Hải.

GS Kraig Adler đã động viên tôi viết bài mô tả rùa Hồ Gươm là loài rùa mới để đăng trên tạp chí "Lưỡng cư Bò sát quốc tế" để thông báo với các nhà nghiên cứu rùa trên thế giới. Tháng 9-1999, tôi đã viết và gửi bản thảo cho ông. Sau khi xem xét và trao đổi với các đồng nghiệp cũng là các chuyên gia nghiên cứu các loài rùa mai mềm, ngày 24-11-1999, GS Kraig Adler đã gửi thư báo cho tôi biết: GS và hai đồng nghiệp của ông (TS William P.McCord và TS.Patrich J.Baker) đều đồng ý Rùa Hồ Gươm là loài rùa mới cho thế giới. Hai TS WP và TS.P. J.Baker đề nghị đặt tên loài là "hanoiensis hoặc hoankiemesis" để nêu rõ nơi sống của loài rùa này. GS Kraig Adler đã gợi ý cách trình bày bài báo mô tả loài mới. Tháng 1 năm 2000, tôi đã viết lại và đặt tên khoa học cho rùa Hồ Gươm là:

Rafetus leloii sp.Nov.Ha Dinh Duc, 2000
Rafetus: là tên giống mang tên Raft ở Ấn Độ.

Leloii: là tên loài mang tên Lê Lợi. Theo quy ước quốc tế, tên loài không viết hoa ký tự đầu và theo ngôn ngữ latinh đặt tên cho động vật nếu lấy tên người; đàn ông thêm một ký tự "i", đàn bà thêm ký tự "a". Vì vậy, chữ Lê Lợi viết liền, không dấu và không viết hoa các ký tự họ và tên.

Tôi gửi bản thảo này cho GS Kraig Adler. Ông xem và chữa lại bản thảo cho tôi một lần nữa và giới thiệu bài báo của tôi đến TS Anders G.J.Rhodin là biên tập viên tạp chí "Bảo vệ Rùa Quốc tế". Tháng 4 năm 2000, TS Peter Pritchard gửi thư xin tôi tấm ảnh chụp rùa Hồ Gươm trên Gò Rùa ngày 14-3-2000 để in vào bìa của tạp chí này.

Đã từ lâu, rùa Hồ Gươm có ý nghĩa văn hoá rất lớn đối với dân tộc, là biểu trưng của hoà bình. Giờ đây, khoa học thế giới biết đến rùa Hồ Gươm và đây là loài rùa nước ngọt thứ 23 của thế giới được phát hiện đúng dịp có nhiều sự kiện lớn: Kỷ niệm 615 năm sinh của Vua Lê (1385), khánh thành khu di tích tưởng niệm Vua Lê bên Hồ Gươm, kỷ niệm 990 năm Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội, kỷ niệm 70 năm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, kỷ niệm 55 năm ngày Quốc khánh Việt Nam vào thời điểm chuyển giao thế kỷ đồng thời chuyển giao thiên niên kỷ. Năm thế giới Văn hoá Hoà bình, rùa Hồ Gươm có tên khoa học và ghi vào danh sách các loài rùa nước ngọt của thế giới, mà trong đó tên loài mang tên Lê Lợi - Người gắn với truyền thuyết Hồ Gươm.

Phát hiện này là một đóng góp có ý nghĩa to lớn cho tính đa dạng sinh học không chỉ riêng cho Việt Nam mà còn cho thế giới./.

PGS.TS Hà Đình Đức (kể)
Minh Ngọc (ghi)

Rùa Hồ Gươm do vua Lê Lợi mang ra từ Thanh Hóa?

Rùa đá đội bia ở Vĩnh Lăng (Thanh Hóa) rất giống về hình thái với tiêu bản rùa ở Hồ Gươm đang được trưng bày ở đền Ngọc Sơn và cụ Rùa đang sống ở Hồ Gươm.

PGS.TS Hà Đình Đức nói về nguồn gốc cụ Rùa hồ Gươm:

"Sách cổ chép rằng, xưa kia ở Vụng Sung trên dòng Lương Giang (Sông Chu ngày nay) gần khu vực Lam Sơn có loại rùa to bằng chiếc chiếu đôi. Từ nhiều đời nay, nhân dân vùng Phúc Địa (nay là xã Quảng Phú, huyện Thọ Xuân, Thanh Hóa) truyền tụng về loài rùa khổng lồ, khi nó lên bờ đào tổ đẻ trứng người ta đã lấy chão (dây thừng to) buộc vào chân sau cho trâu mộng kéo.

Nhưng khi đẻ xong nó kéo cả trâu xuống sông, nên đành phải chặt chão để đánh tháo cho trâu. Mai của nó dựng lều che mưa cho 3 – 4 người không bị ướt, có khi lật ngược làm thuyền hái rau trên ao hồ.

Rùa đá đội bia ở Vĩnh Lăng (Lam Kinh, tỉnh Thanh Hóa) rất giống về hình thái với tiêu bản rùa ở Hồ Gươm đang được trưng bày trong tủ kính ở đền Ngọc Sơn (Hà Nội), và cụ Rùa đang sinh sống tại Hồ Gươm.
Người nghệ nhân tạc rùa đá Vĩnh Lăng đã quá quen thuộc với loài rùa này nên đẫ tạc theo lối tả chân, hoàn toàn như thật, chứ không mô phỏng như các rùa đá ở Văn Miếu cũng như các đình chùa. Trên bàn chân Rùa đá Vĩnh Lăng khuyết (lõm) một móng.

Phải chăng chiếc móng đó đã bị Triệu Đà lấy đưa về phương Bắc, nên ông cha xưa muốn nhắc nhở con cháu về bài học “Vay – Trả” để giữ chữ ”TÍN”, cái giá mà An Dương Vương đã phải trả là cả vận mệnh đất nước !

Vậy phải chăng Lê Lợi đã đưa rùa từ vùng Lam Sơn ra thả ở hồ Lục Thủy để dệt nên huyền thoại Hoàn Kiếm, bởi xưa kia hồ Lục Thủy chưa có loài rùa khổng lồ ?

Khi trao đổi với các chuyên gia nghiên cứu rùa Quốc tế, GS. Kraig Adler trường Đại học Cornell (Mỹ) ,họ đã khuyến khích tôi viết bài mô tả Rùa hồ Gươm loài rùa mới. Hai chuyên gia khác là TS. William P. McCord và TS. Patrick J. Baker cũng đồng ý với kết luận của tôi. Chúng tôi công bố trên tạp chí Khảo cổ học (Viện Khảo cổ Việt Nam số 4/2000, đặt tên khoa học Rùa Hồ Gươm là: Rafetus leloii.

Chữ Leloii là tên loài, mang tên Lê Lợi, vị vua liền với truyền thuyết trả Gươm cho thần Rùa. Nhưng theo thông lệ quốc tế, tên loài là một từ, không viết hoa và theo tiếng Latinh, “giống đực” phải thêm “i”, còn “giống cái” phải thêm “a” sau cùng.

Tại Hội thảo Quốc tế “Phát triển Bền vững Thủ đô Hà Nội: Văn hiến, Anh hùng, Vì hoà bình” được tổ chức nhân dịp Đại lễ 1000 năm Thăng Long, tôi đã có bài tham luận “Rùa Hồ Gươm mang tên rùa Lê Lợi”.

Thứ Năm, 27 tháng 1, 2011

Adagio



I don't know where to find you
I don't know how to reach you
I hear your voice in the wind
I feel you under my skin
Within my heart and my soul
I wait for you
Adagio

All of these nights without you
All of my dreams surround you
I see and I touch your face
I fall into your embrace
When the time is right I know
You'll be in my arms
Adagio

I close my eyes and I find a way
No need for me to pray
I've walked so far
I've fought so hard
Nothing more to explain
I know all that remains
Is a piano that plays

If you know where to find me
If you know how to reach me
Before this light fades away
Before I run out of faith
Be the only man to say
That you'll hear my heart
That you'll give your life
Forever you'll stay
Don't let this light fade away
Don't let me run out of faith
Be the only man to say
That you believe, make me believe
You won't let go
Adagio

Thứ Năm, 23 tháng 12, 2010

Sắp có bảng tuần hoàn hóa học mới

Năm 2011, sẽ có sự thay đổi khối lượng nguyên tử của 10 nguyên tố hóa học trong Bảng phân loại tuần hoàn các nguyên tố hóa học

Lần đầu tiên trong lịch sử, khối lượng nguyên tử của một số nguyên tố trong Bảng phân loại tuần hoàn các nguyên tố hóa học chuẩn trong các sách giáo khoa khắp thế giới sẽ được thay đổi.

Ủy ban đồng vị và khối lượng nguyên tử thuộc Liên minh quốc tế về hóa học thuần túy và ứng dụng (International Union of Pure and Applied Chemistry - IUPAC) sắp đưa ra khối lượng nguyên tử mới, thể hiện khoảng giá trị của 10 nguyên tố, thay vì chỉ có một giá trị chuẩn như trước đây.

Thứ Ba, 7 tháng 12, 2010

The winner takes it all



I don't wanna talk
About the things we've gone through
Though it's hurting me
Now it's history

I've played all my cards
And that's what you've done too
Nothing more to say
No more ace to play

Thứ Ba, 9 tháng 11, 2010

When You Tell Me That You Love Me

Tiếng hát thánh thót, truyền cảm của Diana Ross đã từng được giới thiệu qua bài If we hold on to gether. Nay giới thiệu tiếp 1 bài rất hay nữa "When you tell me that you love me". Bài hát này được Diana Ross trình bày đầu tiên, sau đó thì Diana covered lại với Dolly Parton và gần đây nhất là với Westlife.


Chủ Nhật, 7 tháng 11, 2010

Vệt nắng cuối trời

Sáng tác: Minh Tiến


Xa mãi tận cuối trời
Lấp lánh cùng dòng mưa rơi
Vệt nắng chiều buông muộn màng
Anh nhớ em, người yêu ơi
Anh vẫn chờ em, anh sẽ đợi mãi thôi
Dù vẫn biết khi hoàng hôn tan vào đêm dài
Chỉ còn lại đây mây đen bao xót xa
Người yêu hỡi anh gọi em trong những khát khao ngày mai
Nắng lên rực rỡ cùng ngàn mây
Để bao mênh mông ngất ngây
Nắng lên rực rỡ cùng ngàn mây
Sưởi ấm con tim anh bao ngày
Hỡi em yêu ơi hãy về đây
Về trong vệt nắng cuối trời
Nắng lên rực rỡ một trời mây
Ngất ngây nắng trong tình yêu